Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Gợi Ý Mục Vụ Năm 2018 & Ý Nghĩa Logo

Gợi ý mục vụ năm 2018:

ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GIA ĐÌNH TRẺ

Sau khi “Chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào ơn gọi hôn nhân” năm vừa qua, Hội Thánh tại Việt Nam, theo định hướng của Hội đồng Giám mục, hướng tới điểm nhấn “Đồng Hành với các Gia đình trẻ” cho Năm Mục vụ 2018. Đồng hành để hiểu biết, yêu thương, hướng dẫn các gia đình sống ơn gọi và sứ mạng hôn nhân của mình như lòng Chúa mong ước và thực hiện lời hứa của Đấng Phục sinh “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Trong năm sắp tới này, các linh mục được HĐGM nhắc lại một lần nữa: “Chúng tôi cũng xin anh em hãy coi mục vụ gia đình là thành phần chính yếu trong công tác mục vụ của mình, vì gia đình là con đường Hội Thánh phải đi và mọi chương trình mục vụ của Hội Thánh phải đi qua gia đình” (Thư Chung của HĐGMVN 2016, 6). Mục vụ Gia đình phải làm sao để giúp các gia đình kitô hữu sống và biểu lộ “vẻ đẹp và tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình trong chương trình của Thiên Chúa”. Hướng tới mục đích đó, các mục tử giúp các gia đình ý thức thường xuyên và sống ơn gọi Hôn nhân Kitô giáo vốn “phản ánh sự kết hợp giữa Đức Kitô và Hội Thánh của Người, được thể hiện trọn vẹn trong sự kết hợp giữa người nam và người nữ, họ hiến thân cho nhau trong một tình yêu độc hữu và sự trung thành trong tự do, để thuộc trọn về nhau cho đến chết và mở ra cho việc truyền sinh. Họ được thánh hiến nhờ bí tích trao ban ân sủng để xây dựng một Hội Thánh tại gia và là men của đời sống mới cho xã hội” (ĐGH Phanxicô, Niềm vui của tình yêu, 292).
Để giúp các gia đình trẻ sống ơn gọi và sứ vụ hôn nhân mà họ đã thưa trong lời ưng thuận ngày kết ước, các mục tử cần giúp, bằng nhiều cách khác nhau, các đôi bạn và gia đình ý thức lại và sống, cụ thể là, các đề tài sau đây, lần lượt qua từng tháng trong năm 2018:
1. Chuyện một ngày và chuyện một đời
2. Lời hứa kết hôn
3. Khi hôn nhân thất bại
4. Một hôn nhân hạnh phúc
5. Nguyên nhân sâu xa của một cuộc hôn nhân thất bại
6. Hôn nhân thực sự là gì?
7. “Anh nhận Em làm vợ …”
8. Tự do chứ không bị ép buộc
9. Trước mặt Chúa
10. “Để Yêu thương và tôn trọng Em…”
11. Sẵn sàng yêu thương đón nhận con cái mà Chúa sẽ ban
12. Hứa sẽ giữ lòng chung thủy đến suốt đời.

***
GIỚI THIỆU LOGO NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH 2018



  Ý nghĩa:
1. THÁNH GIÁ được đặt ở vị trí trung tâm của logo biểu trưng cho sự hiện diện của Đức Kitô và tình yêu của Người như là trung tâm điểm của đời sống Giáo hội. Nói đến Đức Kitô là nói đến Thân Thể Mầu Nhiệm không thể tách rời giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Tình yêu hôn nhân chỉ trở nên viên mãn khi nó được kín múc từ suối nguồn tình yêu dạt dào nơi Đức Kitô và Hội Thánh. Vì thế, hình ảnh THÁNH GIÁ được đặt ở phía trên, hướng về gia đình, biểu trưng cho lời chúc lành của Đức Kitô cho các gia đình, Tình yêu suối nguồn dạt dào giữa Đức Kitô và Hội Thánh luôn tuôn đổ trên các gia đình, và cả sự Đồng Hành liên lỉ của toàn thể Hội Thánh nơi các gia đình trẻ.

2. NGỌN LỬA được cách điệu từ hình ảnh chim bồ câu như là dấu chỉ cho sức mạnh và hoạt động của Chúa Thánh Thần. Ngọn lửa đỏ đang rực cháy bao bọc quanh gia đình thể hiện các thành viên trong gia đình được Thánh Thần soi dẫn để sống theo sứ điệp Tin Mừng khi phải đối diện với những khó khăn trong đời sống hôn nhân.

3. Hình ảnh GIA ĐÌNH TRẺ với 3 thành viên được cách điệu từ hình ảnh trái tim mô tả một gia đình trẻ, với ơn lành của Chúa Kitô, ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần và sự đồng hành của Hội Thánh, sống tràn đầy niềm vui và tình yêu của từng thành viên với Chúa và với nhau.

4. Màu nâu, màu của đất, phác họa như màu nền, được pha với màu đỏ của tình yêu mạnh mẽ và màu vàng của ngọn lửa ấm áp. Ba màu này thể hiện chính niềm tin yêu của gia đình với Hội Thánh Chúa để được đỡ nâng, đồng hành và dẫn dắt trên con đường ơn gọi Hôn nhân.

 Tải logo về tại địa chỉ: https://goo.gl/gpiZ8v 
 Văn phòng HĐGMVN
GPKONTUM (29/11/2017) KONTUM


Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Cung Rước Di Cốt Cố Linh Mục Phaolô Lê Đình Ban Từ Giáo Xứ Phú Thọ Giáo Hạt Plei Ku Về Chủng Viện Thừa Sai Kontum

Cung Rước Di Cốt Cố Linh Mục Phaolô Lê Đình Ban Từ Giáo Xứ Phú Thọ Giáo Hạt Plei Ku

Về Chủng Viện Thừa Sai Kontum, TP. Kontum

(02/11/2017)

XIN KÍNH MỜI




I – SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CHA PHAOLÔ LÊ ĐÌNH BAN (1881 – 1945)

. Sinh năm: 1881
. Quê quán: Suối Nổ, Bình Định
. Giáo phận: Đông Đàng Trong (QN)
. Linh mục: 25/01/1911
. Lên Kontum: 1914
. Tên Thượng: Bok Ban
. Địa sở phục vụ – Năm phục vụ:
– Phó Rơhai (Tân hương): 1914
– Hàmong: 1914-1920
– Plei Jơdrập: 1915-1918
– Pơ-o: 1930
– Pơ-o và phú thọ: 1933-1945

. Qua đời: 14/02/1945 – Tại: Gx. Phú Thọ.

Giáo Hội Năm Châu 20/11/2017: Chương trình viếng thăm của ÐTC tại Chile và Peru

Giáo Hội Năm Châu 20/11/2017: Chương trình viếng thăm của ÐTC tại Chile và Peru
• Chương trình viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Chile
• Chương trình viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Peru
• Ðức Thánh Cha Phanxicô chia buồn với hai nước Iran và Iraq bị tai nạn do trận động đất.
• Diễn đàn Hồi giáo - Công giáo: “Tự do tôn giáo phải được bảo vệ”.
• Ðến lượt chúng ta giúp các tu sĩ cao niên - những người đã phục vụ Giáo hội.
• Ðức Thánh Cha quan tâm tới hiểm họa nhiều hải đảo biến mất.
• Ðức Giáo hoàng gửi thư cám ơn một thương binh người Colombia.
• Bỏ ý định phá thai nhờ sự trợ giúp của nhóm ủng hộ sự sống.



NGUỒN :VietCatholicNews

Bí Tích Thánh Thể giúp bước vào sự hiệp thông với Chúa và có cuộc sống đời đời

Bí Tích Thánh Thể giúp bước vào sự hiệp thông với Chúa và có cuộc sống đời đời


10 / 11/ 2017, 02:11:25
** Các Bí Tích, đặc biệt là việc cử hành Thánh Thể đáp ứng ước mong trông thấy Chúa Kitô, sờ mó Ngài và hiểu biết Ngài hơn. Chúng là các dấu chỉ tình yêu thương của Thiên Chúa và là các con đường đặc ân giúp chúng ta gặp gỡ Ngài.

Thư Mùa Vọng Năm B

TOÀ GIÁM MỤC KONTUM
Office of the Bishop - Diocese of Kontum
146 Trần Hưng Đạo - Kontum - Việt Nam

                 Số  231/VT/’17/Tgmkt


THƯ MÙA VỌNG

Kontum, ngày 21 tháng 11 năm 2017

Kính gửi   Quý Linh Mục, Quý Tu Sĩ nam nữ, Chủng Sinh
                   và toàn thể anh chị em trong gia đình Giáo Phận.
Anh chị em quý mến,
Chúng ta sắp bước vào một Năm Phụng Vụ mới, bắt đầu với Mùa Vọng. Mùa Vọng là mùa mong chờ Chúa đến. Trước tiên Phụng Vụ hướng chúng ta về ngày cánh chung, ngày Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến trong vinh quang, sau đó cũng nhắc nhớ đến việc Chúa đến lần thứ nhất, sinh ra tại Bêlem trong xứ Palestina và chuẩn bị cho chúng ta mừng Đại lễ Giáng Sinh.
Vì là mùa chuẩn bị, Mùa Vọng cũng gọi mời chúng ta, trong khi chờ mong Chúa đến, biết sống tâm tình sám hối, hy sinh và chia sẻ. Đó là những món quà thiêng liêng mà mỗi người có thể sắm sẵn cho mình để dâng lên Chúa Hài Đồng trong dịp lễ Giáng Sinh sắp tới.
Khởi đầu Năm Phụng Vụ mới, tôi muốn giới thiệu cách sơ lược cho anh chị em những điều chính yếu trong Thư Mục Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi Cộng Đồng Dân Chúa trong dịp Hội Nghị thường niên kỳ 2 vừa qua tại Thanh Hóa. Trước tiên, từ những chia sẻ của các giáo phận, Hội đồng Giám mục “vui mừng trước những hoa trái mục vụ theo định hướng đã đề ra cho năm 2017, là ‘chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân’”.
Năm nay, 2018, Hội đồng Giám mục đề nghị chúng ta tiếp tục quan tâm đến Mục vụ gia đình với điểm nhấn là đồng hành với các gia đình trẻ. Tại sao phải đồng hành ? Mặc dù “vẫn có những chứng từ tốt đẹp nơi nhiều cặp vợ chồng trẻ”, nhưng “phải nhìn nhận rằng do ảnh hưởng trào lưu hưởng thụ, sống ảo, sống gấp và quan niệm lệch lạc về hôn nhân, một số không nhỏ những tiêu cực vẫn tồn tại và có nguy cơ phát triển ngay trong cộng đồng Công giáo như: phá thai, sống thử, kết hợp đồng tính, ly dị, lựa chọn giới tính”.
Vậy, theo Hội đồng Giám mục, phải làm gì ? Các Đức Giám mục lấy lại ý tưởng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Mục vụ hôn nhân không chỉ dừng lại ở khóa chuẩn bị nhưng phải đồng hành với các đôi vợ chồng trẻ trong những năm tiếp theo, bằng cách giúp họ hiểu rằng: (1) Hôn nhân là một hành trình dài, trong đó mỗi người phải gạt đi những ảo tưởng để đón nhận bạn đời của mình như họ là, cùng nhau nên hoàn thiện hơn mỗi ngày; (2) Hành trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết, hy sinh và quảng đại; (3) Hành trình đó giúp đôi bạn đào sâu và làm phong phú hơn quyết định của họ khi bước vào đời sống hôn nhân (Niềm vui của tình yêu, số 223)”.
Hội đồng Giám mục đề nghị với các linh mục và các cộng đoàn giáo xứ những việc cụ thể sau đây:           “- Cổ võ việc cầu nguyện chung trong gia đình, năng tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận các bí tích.
            - Tổ chức những buổi tĩnh tâm cho các đôi vợ chồng trẻ.
            - Tổ chức thánh lễ nhân dịp kỷ niệm hôn phối, để tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho đời sống gia đình.
            - Tổ chức những buổi nói chuyện về đề tài cụ thể như: sinh sản và giáo dục con cái, những vấn đề thường gặp sau khi kết hôn, cách giải quyết xung đột trong gia đình.
            - Chia sẻ kinh nghiệm của các đôi vợ chồng đi trước, đặc biệt gương sáng và kinh nghiệm của cha mẹ đôi bên có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với các gia đình trẻ.
- Sinh hoạt nhóm nhỏ theo mô hình ‘cộng đoàn Giáo Hội cơ bản’, ở đó các gia đình trẻ có thể chia sẻ và nâng đỡ nhau cách cụ thể”.
Ngoài ra cũng trong năm 2018 này, Hội đồng Giám mục cũng nhắc đến việc “chúng ta sẽ kỷ niệm 30 năm Tòa Thánh nâng 117 vị Tử đạo lên hàng hiển thánh”. Đây là niềm tự hào của Giáo Hội Việt nam. Hội đồng Giám mục sẽ đưa ra những đề nghị “nhằm hướng tới một chương trình bao gồm cử hành, học hỏi và sống đức tin”.
Trong giáo phận Kontum chúng ta, tôi đề nghị các Hội đoàn tích cực sống đức tin bằng việc ra đi làm chứng cho Chúa. Ước gì các hội viên Đạo Binh Đức Mẹ và các thành viên Nhóm Lòng Thương Xót không chỉ sốt sắng trong việc đọc kinh lần chuỗi, mà tích cực ra đi loan báo Tin Mừng. Ước gì các huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể không chỉ được huấn luyện về chuyên môn, mà phải được đào tạo về nội dung và sư phạm giáo lý để có thể giúp cho các đoàn viên hiểu và sống đức tin.
Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng năm nay rơi vào chính lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Bổn Mạng của Chủng Viện Thừa Sai Kontum và của Gia Đình Phanxicô. Để có ngân quỹ giúp cho sinh hoạt của Chủng Viện, Hội Đồng Linh Mục giáo phận đã đề nghị, từ nay, số tiền cảu (tiền oi) ngày Chúa nhật gần với lễ thánh Phanxicô Xaviê nhất được dành cho Chủng Viện. Bù lại, tiền cảu ngày Chúa nhật Chúa Chiên Lành để lại cho giáo xứ để lo cho gia đình ơn gọi của giáo xứ hay hỗ trợ cho giáo hạt khi tổ chức ơn gọi của giáo hạt. Vậy xin các Cha xứ nhắc cho anh chị em giáo dân rộng tay hơn khi bỏ tiền cảu vào Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng này, vì sẽ được dành cho Chủng Viện.
Cầu chúc anh chị em sống Mùa Vọng sốt sắng, chuẩn bị tâm hồn để đón mừng Chúa đến. Xin nhắc lại cho anh chị em : Việc trang trí nhà thờ, nhà nguyện và làm Hang Đá trong các gia đình rất được khuyến khích, nhưng không vì thế mà chạy theo sự phô trương, cạnh tranh và đua đòi đưa đến sự tốn kém cho giáo xứ, giáo họ và gia đình. Nguyện xin bình an và niềm vui của Chúa ở cùng anh chị em.

Hiệp thông trong Đức Kitô.

Nước Trời Phát Triển Nhờ Chúa Thánh Thần Không Phải Nhờ Kế Hoạch

Nước Trời Phát Triển Nhờ Chúa Thánh Thần Không Phải Nhờ Kế Hoạch



Nước Thiên Chúa không phải là cuộc trình diễn, càng không phải là lễ hội, cũng chẳng thích hợp với những cuộc quảng cáo. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho Nước Trời phát triển, chứ không phải các kế hoạch mục vụ. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Giáo Phận Kontum Đã Có App (Phần Ứng Dụng) Cho Các Điện Thoại Di Động


Kontum, ngày 05/11/2017.

Chúng tôi đang phụ trách trang mạng thông tin kỷ thuật số Giáo phận Kontum
xin kính chào quí vị đang theo dõi tin tức giáo phận Kontum, cũng như của Giáo hội hoàn vũ.
Kính thưa quí vị.
Trong xã hội hiện đại hôm nay, có nhiều “đường lộ” với vô số xe cộ chuyển tải vật dụng lưu thông trên đó. Kênh thông tin kỷ thuật cũng giống như vậy. Để góp phần chỉ đường cho những chiếc xe đến các địa điểm có thông tin kỷ thuật số của giáo phận cách nhanh nhất và không lẫn lộn, giáo phận Kontum đã có App (phần ứng dụng) cho các điện thoại di động, như chúng tôi trình bày sau đây với tiêu đề:
“App Giáo Phận Kontum Trên Điện Thoại Di Động”


Kính Trọng Thể Thánh Stê-Pha-nô Cuênot Thể - Thánh Tổ Giáo Phận Kontum

Kính Trọng Thể Thánh Stê-Pha-nô Cuênot Thể – Giám Mục Đông Đàng Trong Tử Đạo
– Đấng Khai Sáng Miền Truyền Giáo Tây Nguyên – Thánh Tổ Giáo Phận Kontum –
Ngày Yao Phu (14/11/2017)
ĐOẠN VIDEO
Thánh Giám mục Cuénot Thể (Stêphanô Théodore Cuénot ), sinh ngày 08.02.1802 tại Sous Réamont, Bélieu nước Pháp, thuộc Hội Thừa Sai Paris. Ngài là Vị Giám mục Tông tòa coi sóc địa phận Đàng Trong và sau đó cai quản Ðông Ðàng Trong (tức là từ sông Gianh cho đến tới vùng Phan Thiết), mà sau này được gọi là giáo phận Quy Nhơn vào 1924. Ngài chết rũ tù ngày 14/11/1861 tại Bình Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, và được phong Hiển thánh vào năm 1988; Giáo hội mừng lễ kính Ngài vào ngày 14/11 hằng năm.



Thánh Ca: Khúc Cảm Tạ - Nhạc và Lời: Mai Nguyên Vũ – Trình bày: Ca Sĩ Như Ý



Thánh Ca: Khúc Cảm Tạ - Nhạc và Lời: 
Mai Nguyên Vũ – Trình bày: Ca Sĩ Như Ý





Nguồn : VietCatholicNews

Diễn từ của Đức Thánh Cha nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày ban hành Tông hiến Fidei Depositum

Diễn từ của Đức Thánh Cha nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày ban hành Tông hiến Fidei Depositum
Phan Dinh
 30/10/2017



DIỄN TỪ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
DÀNH CHO CÁC THAM DỰ VIÊN TRONG CUỘC GẶP GỠ
ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG  
CỔ VŨ VIỆC TÂN PHÚC ÂM HÓA


Kính thưa quí Đức Hồng Y,
Những người anh em quý mến trong chức vụ Giám mục và trong chức vụ linh mục,
Kính thưa quí ngài Đại sứ,
Kính thưa quí vị Giáo sư,
Quí anh chị em,

Tôi xin thân ái chào mừng quí vị và xin cảm ơn Đức Tổng Fisichella về những lời nồng nhiệt dành cho tôi.

Dịp kỷ niệm 25 năm ngày ban hành Tông hiến Fidei Depositum, qua đó Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho phổ biến Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo, 30 năm kể từ ngày khai mạc Công đồng Đại kết Vaticanô II, là một cơ may để nhìn lại hành trình đã qua. Nếu như Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII đã ước ao và mong muốn có Công đồng, thì tiên vàn không phải để lên án các lầm lạc, nhưng nhất là để tạo cơ hội cho Hội Thánh trình bày vẻ đẹp đức tin của mình nơi Đức Giêsu Kitô bằng một ngôn ngữ được đổi mới. Trong Diễn văn khai mạc Công đồng, Đức Thánh Cha đã khẳng định: “Điều cần thiết trước nhất là Hội Thánh không bao giờ được ngoảnh mặt với di sản sự thật thánh thiêng mà Hội Thánh đã lãnh nhận từ các bậc tiền nhân. Nhưng, Hội Thánh cũng phải hướng nhìn về thời hiện tại, vốn đang nảy sinh những hoàn cảnh mới, những hình thức sống mới và đang mở ra những con đường mới cho sứ vụ loan truyền đức tin công giáo” (ngày 11 tháng 10 năm 1962). Đức Thánh Cha phát biểu tiếp: “Chúng ta không thể chỉ bảo tồn kho tàng quí báu này như thể chúng ta chỉ biết quan tâm đến quá khứ, nhưng chúng ta còn phải vui sướng và không sợ hãi, tiến hành công việc mà thời đại chúng ta đang đòi hỏi, bằng cách tiếp nối con đường mà Hội Thánh đã đi suốt gần 20 thế kỷ qua” (Ibid.).

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

Phụ lục 2: Phương pháp dự giờ và đánh giá một tiết dạy Giáo lý

Phụ lục 2: Phương pháp dự giờ và đánh giá một tiết dạy Giáo lý
Phương pháp dự giờ và đánh giá một tiết dạy Giáo lý
I - MỤC ĐÍCH
1. Đối với những người phụ trách Giáo lý giáo xứ
   Tổng hợp cái hay, cái sáng tạo của các Giáo lý viên để phổ biến cho tập thể Giáo lý viên. Thấy được cái yếu, khuyết điểm chung của các Giáo lý viên, những người phụ trách Giáo lý giáo xứ sẽ hướng dẫn, sửa chữa, tổ chức chuyên đề để khắc phục.
2. Đối với Giáo lý viên phụ trách tiết dạy Giáo lý
   Bồi dưỡng tay nghề.
3. Đối với Giáo lý viên dự giờ
            Học hỏi những cái hay, cái sáng tạo, phương pháp của bạn, tránh được những thiếu sót trong tiết dạy, nhờ đó dạy tốt hơn các tiết dạy của mình.

Phụ lục 1: Tổ chức lớp học

Phụ lục 1: Tổ chức lớp học
Tổ chức lớp học
I – GIÁO LÝ VIÊN
- Một Giáo lý viên chủ nhiệm.
- Một Giáo lý viên phụ tá: giúp sinh hoạt, phụ trách cơ sở vật chất.
II - HỌC SINH
1. Ban cán sự lớp
a. Ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó, đội trưởng, đội phó.
- Lớp trưởng: Chỉ đạo chung, thực hiện kế hoạch Giáo lý viên giao. Phụ trách đánh giá thi đua các đội theo nội dung thi đua của ban Giáo lý Giáo Xứ, của lớp đề ra.
- Lớp phó: phụ trách kỷ luật, vệ sinh trong lớp học, điểm danh bá cáo cho
b. Giáo lý  viên.
- Đội trưởng, đội phó: điều khiển mọi hoạt động của đội.

Bài 15: Tâm lý Sư phạm

Bài 15: Tâm lý Sư phạm
Tâm lý Sư phạm
I – KHÁI NIỆM TÂM LÝ
Tâm lý được hiểu như chính là đời sống con người, với những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, với những hoạt động của trí tuệ, tình cảm, biểu hiện qua thể xác, tinh thần và xã hội tính của mỗi người.
- Khoa tâm lý học là khoa học nghiên cứu về con người, với những suy tư và hành động, cảm nhận và tác động, bên ngoài và bên trong. Tất cả được quan sát, mô tả, giải thích, đối chiếu với thực tế, làm thành kinh nghiệm chung của xã hội, của nhân loại.
- Khoa tâm lý sư phạm là tâm lý học được ứng dụng vào việc giáo dục đào tạo, giúp ta hiểu rõ hơn những đặc điểm và sự phát triển tâm lý của con người, nhờ đó, ta biết chọn lựa những phương pháp giáo dục thích ứng với tâm lý con người, trong từng giai đoạn tuổi.


Bài 14: Sinh hoạt Giáo lý

Bài 14: Sinh hoạt Giáo lý
Sinh hoạt Giáo lý
I - MỤC ĐÍCH
1. Ghi nhớ nội dung
Phần sinh hoạt cũng nhằm giúp các học viên ghi nhớ những gì vừa học. Do đó, phần sinh hoạt này phải được lựa chọn phù hợp với nội dung bài giáo lý.
2. Tạo bầu khí vui tươi trong giờ giáo lý
Ở lứa tuổi xưng tội, Rước lễ các em chỉ có thể cầm trí được 20 phút, tối đa là 30 phút. Do đó, sau khi các em đã gặp Chúa trong phần cầu nguyện giữa giờ, nghĩa là đã học nửa giờ giáo lý, giáo lý viên cho các em sinh hoạt để tâm trí các em được thư giãn, thoải mái hầu có thể tiếp tục học hỏi tốt hơn ở nửa giờ giáo lý còn lại.


Bài 13: Cầu nguyện trong bài Giáo lý

Bài 13: Cầu nguyện trong bài Giáo lý
Cầu nguyện trong bài Giáo lý
I - MỤC ĐÍCH
Dạy giáo lý là truyền đạt đức tin, truyền thông sự sống. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban đức tin và sự sống. Nên mục đích của việc dạy giáo lý là giúp các học viên gặp gỡ và kết hợp với Chúa. Có thể nói, cả giờ giáo lý là một cuộc gặp gỡ Chúa. Cao điểm của việc gặp gỡ Thiên Chúa là giây phút cầu nguyện. Cầu nguyện vừa là phương thế giúp các học viên gặp gỡ Thiên Chúa trong suốt giờ học giáo lý, vừa là cao điểm của giờ giáo lý. Do đó, cầu nguyện có một vai trò hết sức quan trọng trong giờ học giáo lý.
Trong diễn tiến một giờ dạy giáo lý, có 3 lần cầu nguyện: cầu nguyện đầu giờ, cầu nguyện giữa giờ và cầu nguyện cuối giờ. Mỗi phần cầu nguyện đều có ý hướng, nội dung khác nhau. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu từng phần cầu nguyện.


Bài 12: Dẫn vào Lời Chúa và Công bố Lời Chúa

Bài 12: Dẫn vào Lời Chúa và Công bố Lời Chúa
Dẫn vào Lời Chúa và Công bố Lời Chúa
Giáo lý trình bày Lời Thiên Chúa. Lời Thiên Chúa chính là nội dung của giáo lý. Lời này được ghi lại trong Thánh Kinh. Do đó, Thánh Kinh là nguồn mạch chủ yếu của giáo lý. Giáo lý càng gần Thánh Kinh bao nhiêu càng phong phú và vững chắc bấy nhiêu. Trong bài này chúng ta nói tới phần “Dẫn vào Lời Chúa” và phần “Công bố Lời Chúa” trong tiết dạy giáo lý.
I - DẪN VÀO LỜI CHÚA

Bài 11: Chuẩn bị và diễn tiến một giờ Giáo lý

Bài 11: Chuẩn bị và diễn tiến một giờ Giáo lý
Chuẩn bị và diễn tiến một giờ Giáo lý
A. CHUẨN BỊ
1. Soạn bài
Soạn bài là soạn những gì mình sẽ trình bày trong giờ giáo lý, để giúp các học viên hiểu và sống điều học hỏi. Khi soạn bài giáo lý cần:
- Phải nắm vững chương trình của năm học mà ta đảm trách và toàn bộ chương trình huấn giáo.
- Phải suy gẫm và sống Lời Chúa mà ta sẽ thông truyền cho các học viên: đọc bản văn Lời Chúa và kiểm thảo đời sống.
- Tìm ý chủ lực của bài dạy.
- Xác định tâm tình, thái độ sống và điểm áp dụng.
- Tìm những kinh nghiệm cụ thể thích hợp để khai triển và áp dụng ý chủ lực.
- Tìm trong môi trường sống, Kinh Thánh, sinh hoạt phụng vụ … Phần này quan trọng vì nó quảng diễn bài giáo lý.
- Soạn lời nguyện và những sinh hoạt thích hợp.
- Chuẩn bị các trợ huấn, dụng cụ cần thiết và thích hợp như: hình ảnh…
- Soạn chương trình sơ lược giờ giáo lý và phân chia nhiệm vụ cho những người cộng tác (nếu có).

Bài 10: Mấy nguyên tắc sư phạm căn bản

Bài 10: Mấy nguyên tắc sư phạm căn bản
Mấy nguyên tắc sư phạm căn bản
Dựa vào phương thức truyền giảng Tin mừng của Chúa Giêsu, chúng ta có thể rút ra một số nguyên tắc sư phạm sau đây:
I. CỤ THỂ
1. Định Nghĩa
Cụ thể có nghĩa là dễ tưởng tượng, dễ hình dung được ngay, vì nó đánh động vào giác quan. Người nghe càng nhỏ tuổi, bài giáo lý càng phải cụ thể, vì trẻ nhỏ có kinh nghiệm cảm tính và suy nghĩ bằng hình ảnh, chứ chưa lĩnh hội được các ý niệm và chưa lý luận cách trừu tượng.

Bài 9: Đường lối truyền giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Đường lối truyền giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Canh tân nhiều khi chỉ là trở về nguồn. Mặc dầu phương pháp giáo lý ngày nay dựa trên nhiều khám phá mới về tâm lý và sư phạm, nhưng thực ra chỉ là trở về với những nguyên tắc rất đơn giản mà Chúa Giêsu đã áp dụng xưa. I. TRỰC TIẾP NÓI VỚI DÂN CHÚNG Mặc dầu tâm hồn luôn hướng về Chúa Cha và ngày nào cũng dành nhiều giờ để cầu nguyện trong thanh vắng, Chúa Giêsu vẫn là người của quần chúng. Bất cứ ở đâu Ngài cũng nói về Nước Thiên Chúa: trên núi, dưới thuyền, trong hoang địa, ngoài bãi biển, … Ngài nói với mọi hạng người: dân chúng, người biệt phái, các luật sĩ, phái Sađuxêô, người thu thuế, binh sĩ La mã, thiếu phụ Samari… II. TRÌNH BÀY SỐNG ĐỘNG, ĐỐI THOẠI, VỪA TẦM NGƯỜI NGHE Đa số thính giả của Chúa Giêsu là người bình dân chất phác, không có học, không biết chữ. Chúa đặt mình vào tầm hiểu biết của họ, nói những điều họ có thể hiểu, giải đáp những điều họ đang thắc mắc, gây hứng khởi cho người có thiện chí, mặc dầu không lẩn tránh những vấn đề khó chấp nhận. Chúa còn nói với dân chúng bằng chính ngôn ngữ của họ. Do đó, họ cảm thấy mình được hiểu, nghe không chán. Có lần họ kéo nhau vào hoang địa để nghe giảng. Nhiều lúc họ thú nhận “Thật chưa thấy ai giảng như người này”. Nếu gặp những người có học, hoặc khi họ muốn tranh luận bắt bẻ, Chúa cũng sẵn lòng lý luận, trưng dẫn bằng chứng phi bác luận điệu sai, trích dẫn Thánh Kinh và luật Môsê để thuyết phục hoặc cho thấy sự lầm lạc của đối phương. Chúa luôn luôn thích ứng lời giảng với tình trạng thái độ của người nghe. III. DỰA VÀO SỰ VIỆC CỤ THỂ ĐỂ GIẢI THÍCH MẦU NHIỆM NƯỚC TRỜI Bất cứ việc gì xảy ra trong cuộc sống thường ngày, cũng có thể trở thành dịp cho Chúa nói về Nước trời. Khi muốn dạy một chân lý cao siêu, mới lạ, khó tin, Chúa luôn lấy sự việc cụ thể, quen thuộc mượn trong đời sống mỗi người làm khởi điểm. - Chim trời, hoa đồng là dịp cho Chúa giảng về sự săn sóc, quan phòng của Thiên Chúa. - Bánh nuôi xác là hình ảnh của Bánh Hằng Sống nuôi hồn. - Hạt giống tượng trưng cho Lời Thiên Chúa gieo vào lòng người, và tuỳ theo đất mà mọc lên. - Nước Thiên Chúa giống như: hạt cải, men, tiệc cưới, vườn nho… Qua những hình ảnh quen thuộc như vậy, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa trở nên gần gũi với dân chúng. Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn để giảng dạy. Chân lý thường được gói gém trong một câu chuyện và là kết luận của câu chuyện. Nghe xong câu chuyện chẳng những người nghe hiểu bài học được trình bày, nhưng còn có thể tự mình rút ra bài học đó. Định nghĩa trừu tượng được thay thế bằng một câu chuyện cụ thể. Nghe xong câu chuyện “người con phung phá” (x. Lc 15), người ta hiểu ngay lòng Chúa yêu thương kẻ có tội. Đọc hết câu chuyện “nén bạc” (x. Lc 19,11-27), người ta thấy cần phải khai thác mọi ân huệ Thiên Chúa ban. Theo dõi câu chuyện “người Samaritanô nhân hậu” (x. Lc 10,29-37), người ta tự mình có thể kết luận được rằng, hết mọi người là anh em, và chỉ có lòng thương xót mới nhận ra anh em mình. IV. ĐÚC KẾT THÀNH NHỮNG CÂU DỄ NHỚ Cần diễn giải chân lý, nhưng sau khi đã diễn giải phải đúc kết lại thành những câu ngắn. Diễn giải để có thể hiểu, đúc kết để có thể nhớ. Chúa Giêsu thường làm như vậy. Chúng ta tìm thấy trong Phúc Âm nhiều kết luận giản dị nhưng sâu sắc (giống như những câu ca dao trong văn chương truyền khẩu của Việt Nam). Ví dụ: Về cầu nguyện: “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ thì sẽ mở cho”. Về khiêm tốn: “Kẻ trước hết sẽ nên sau hết, kẻ sau hết sẽ nên trước hết”, “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”. Về tinh thần phục vụ: “Ta đến để phục vụ chứ không để được phục vụ”. Về bền đỗ: “Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng người được chọn thì ít”. V. NHẮC LẠI DƯỚI NHIỀU HÌNH THỨC KHÁC NHAU Khi trình bày một chân hoặc một giáo lý, Chúa Giêsu thường lặp lại dưới nhiều hình thức khác nhau. Như vậy, người nghe dễ nhớ, dễ hiểu nhưng không nhàm chán, vì mỗi lần nhắc lại có bổ túc thêm những khía cạnh mới. Ví dụ: có nhiều dụ ngôn cùng nói về lòng Thiên Chúa yêu thương tội nhân: Con chiên lạc; Đồng bạc đánh mất; Người con phung phá. VI. TIẾN TỪNG BƯỚC THEO NHỊP ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI NGHE Chân lý, nhất là chân lý tôn giáo, không thể làm cho hiểu hết, hiểu ngay một lần, cần có thời gian để tiếp nhận và tiêu hoá. Do đó, Chúa Giêsu mạc khải mầu nhiệm Nước Thiên Chúa từng bước; mỗi lần Ngài bổ túc, đào sâu và mở rộng thêm những điều đã dạy trước. Ví dụ: Ngài tỏ mình là Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Thế, trước khi cho thấy mình là chính Con Thiên Chúa. Ban đầu Ngài cũng không nói đến thương khó và sự chết ngay vì cần phải chuẩn bị tâm hồn các Tông đồ trước đã. VII. TRÍCH DẪN THÁNH KINH ĐỂ MINH CHỨNG LỜI NÓI Những lời Thánh Kinh Chúa Giêsu thường trích dẫn giúp cho người nghe dễ tin và hiểu sâu hơn những lời Ngài giảng. Những lời đó còn minh chứng Ngài đến để hoàn tất mọi sự: những lời Ngài nói, những việc Ngài làm, vừa nối tiếp vừa thực hiện những gì đã được tiên báo trong Cựu ước. Ngài chính là Đấng thực hiện mọi lời hứa và mọi ý định của Thiên Chúa. VIII. KHÔNG NHỮNG TRÌNH BÀY NHƯNG CÒN CẢM HOÁ Khi diễn giải mầu nhiệm Nước trời, Chúa Giêsu đồng thời gợi lòng yêu thích đón nhận chân lý và sẵn sàng thay đổi cuộc sống người nghe. Có người không đón nhận Lời Ngài mời gọi như chàng thanh niên giầu có, nhưng rất đông người nghe đã được cảm hoá để đổi đời. Ví dụ: thiếu phụ Samaria (x. Ga 4), ông Giakêu (x. Lc 19,1-10), người trộm lành (x. Lc 23,39-43). Tóm lại: Cách thức truyền giảng Tin mừng của Chúa Giêsu thật đơn giản và linh động, nhưng sâu sắc và chứa đựng nhiều nguyên tắc sư phạm không thể bỏ qua.

Bài 9: Đường lối truyền giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu
Đường lối truyền giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu
Canh tân nhiều khi chỉ là trở về nguồn. Mặc dầu phương pháp giáo lý ngày nay dựa trên nhiều khám phá mới về tâm lý và sư phạm, nhưng thực ra chỉ là trở về với những nguyên tắc rất đơn giản mà Chúa Giêsu đã áp dụng xưa.
I. TRỰC TIẾP NÓI VỚI DÂN CHÚNG
Mặc dầu tâm hồn luôn hướng về Chúa Cha và ngày nào cũng dành nhiều giờ để cầu nguyện trong thanh vắng, Chúa Giêsu vẫn là người của quần chúng.
Bất cứ ở đâu Ngài cũng nói về Nước Thiên Chúa: trên núi, dưới thuyền, trong hoang địa, ngoài bãi biển, …
Ngài nói với mọi hạng người: dân chúng, người biệt phái, các luật sĩ, phái Sađuxêô, người thu thuế, binh sĩ La mã, thiếu phụ Samari…

Bài 8: Nội dung Giáo lý

Bài 8: Nội dung Giáo lý

I. NHỮNG Ý LỰC CỦA NỘI DUNG GIÁO LÝ
1. Ý định cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi
Ý định đó sẽ phát sinh mọi mầu nhiệm khác, là mầu nhiệm thông hiệp nội tại: Cha, Con, Thánh Thần cùng chia sẻ một nguồn sống và một Tình yêu. Muốn chia sẻ và thông hiệp không thể chỉ có một Ngôi vị.

Bài 5, 6 & 7: Giáo lý với Thánh Kinh, với Phụng vụ và với các nền văn hóa Giáo lý với Thánh Kinh, với Phụng vụ và với các nền văn hóa

Bài 5, 6 & 7: Giáo lý với Thánh Kinh, với Phụng vụ và với các nền văn hóa
Giáo lý với Thánh Kinh, với Phụng vụ và với các nền văn hóa
1 - Thánh Kinh là nội dung giáo lý
Giáo lý trình bày Lời Thiên Chúa, Lời Thiên Chúa chính là nội dung của giáo lý. Lời này được ghi lại trong Thánh Kinh. Do đó, Thánh Kinh là nguồn chủ yếu của giáo lý. Giáo lý càng gần Thánh Kinh bao nhiêu càng phong phú và vững chắc bấy nhiêu.
Trong Thánh Kinh, chẳng những ghi lại lời giáo huấn của Thiên Chúa, nhưng còn ghi cả những việc Chúa làm, những kỳ công Ngài đã thực hiện, những việc này cũng bộc lộ ý định của Thiên Chúa. Do đó, Thánh Kinh là Lời Chúa và cũng là nguồn mạch của giáo lý.
Tất cả những biến cố do Thiên Chúa can thiệp tạo nên một lịch sử. Lịch sử này lại nhằm thực hiện ơn Cứu độ, vì thế gọi là lịch sử cứu độ.
Nội dung của Thánh Kinh là lịch sử cứu độ. Lịch sử cứu độ là nội dung của giáo lý. Mầu nhiệm Chúa Kitô lại là trung tâm của lịch sử cứu độ. Do đó, giáo lý phải hướng về đối tượng chủ yếu là mầu nhiệm Chúa Kitô.

Bài 4: Chủ đích của Giáo lý

Bài 4: Chủ đích của Giáo lý
Chủ đích của Giáo lý
Trong Tông huấn “Dạy Giáo lý”, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Mục đích tối hậu của khoa dạy Giáo lý là làm cho con người không những tiếp xúc nhưng còn thông hiệp mật thiết với Đức Giêsu Kitô: chỉ một mình Người có thể đưa ta đến tình yêu của Chúa Cha trong Thần Khí và làm cho ta tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh” (số 5).
I. GIÁO DỤC ĐỨC TIN
Giáo Lý nhằm chủ đích tối hậu là giáo dục con người hoàn thiện về mặt đức tin. Muốn đạt tới chủ đích đó cần vận dụng và khai thác hết mọi cơ năng chủ yếu: trí tuệ, tình cảm, ý chí hoạt động. Công cuộc giáo dục đức tin có nhiều mức độ:

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Bài 2: Giáo lý viên là ai?

Bài 2: Giáo lý viên là ai?

I. GIÁO LÝ VIÊN
Giáo lý viên là người tín hữu, được Hội thánh trao cho sứ mệnh giúp những người chưa nhận biết Chúa Kitô và các tín hữu, được nhận biết, yêu mến và đi theo Chúa Kitô.
Trong việc dạy giáo lý, chỉ một mình Chúa Kitô là người giảng dạy. Những người khác có làm việc giảng dạy cũng chỉ là những phát ngôn viên của Ngài, để Ngài dùng miệng họ mà giảng dạy. Mối bận tâm thường xuyên của người giáo lý viên phải là thông truyền giáo lý và đời sống của Đức Kitô, qua việc giảng dạy và thái độ của mình (x. DGL 6).

Bài 1: Thế Nào Là Giáo lý?

Bài 1: Thế nào là Giáo lý?

I. ĐỊNH NGHĨA GIÁO LÝ
Giáo lý là trình bày lời Thiên Chúa một cách đơn giản, cụ thể, sống động để giúp con người đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa, gặp gỡ Ngài, có kinh nghiệm về Ngài, tin yêu Ngài và làm chứng cho niềm tin đó.
Xét về nội dung, giáo lý trình bày Tin mừng theo nhu cầu và khả năng tâm lý của người nghe, dùng hình ảnh và ngôn ngữ cụ thể, hướng về đời sống và theo phương pháp qui nạp.

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Kính Trọng Thể Thánh Stê-Pha-nô Cuênot Thể – Giám Mục Đông Đàng Trong Tử Đạo

Kính Trọng Thể Thánh Stê-Pha-nô Cuênot Thể – Giám Mục Đông Đàng Trong Tử Đạo
– Đấng Khai Sáng Miền Truyền Giáo Tây Nguyên – Thánh Tổ Giáo Phận Kontum –
Ngày Yao Phu (14/11/2017)
ĐOẠN VIDEO
Thánh Giám mục Cuénot Thể (Stêphanô Théodore Cuénot ), sinh ngày 08.02.1802 tại Sous Réamont, Bélieu nước Pháp, thuộc Hội Thừa Sai Paris. Ngài là Vị Giám mục Tông tòa coi sóc địa phận Đàng Trong và sau đó cai quản Ðông Ðàng Trong (tức là từ sông Gianh cho đến tới vùng Phan Thiết), mà sau này được gọi là giáo phận Quy Nhơn vào 1924. Ngài chết rũ tù ngày 14/11/1861 tại Bình Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, và được phong Hiển thánh vào năm 1988; Giáo hội mừng lễ kính Ngài vào ngày 14/11 hằng năm.
  Với châm ngôn “Để tín hữu vững tin, phải đào tạo những tông đồ truyền giáo”, cuộc đời thánh Giám mục Cuénot Thể với 32 năm phục vụ Giáo Hội Việt Nam, 26 năm trong chức vụ Giám mục, gắn liền với những trang sử đẹp nhất, giữa một giai đoạn khó khăn nhất thời bách hại. Nhiệt tâm truyền giáo của ngài như ngọn thủy triều dâng tràn đến mọi nơi. Với tài đức khéo léo, ngài đã đào tạo một đội ngũ linh mục xuất sắc và hàng ngàn thày giảng, nữ tu hăng say và cuối cùng thì Ngài cũng bị bắt, đúng hơn là tự nộp mình vì không muốn vì mình mà làm liên lụy đến nhiều người khác. Ngài đã bị tống giam và ngã bệnh trong tù, đã chết vì kiệt sức, chết rũ tù. Chiếu theo bản án ngài phải chém đầu của triều đình mà quan phủ Bình Định đã nhận được sau khi Ngài chết. Giáo Hội đã tôn kính Ngài với tước hiệu tử đạo, cũng giống như các vị tử đạo khác của GHVN.
Hôm thứ Ba ngày 14/11/2017, tại nhà thờ Chính Tòa Kontum; Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị – Giám mục Giáo phận Kontum, đã chủ sự thánh lễ Thánh Stêphanô Cuénot Thể, Thánh Tổ Giáo Phận Kontum và cũng là ngày bổn mạng Hội Yao Phu và Akŏ khul.
Cùng đồng tế với ngài có sự hiện diện của cha Phêrô Nguyễn Vân Đông – Tổng Đại Diện Giáo phận Kontum, Quý cha Hạt trưởng, trên 80 Quý linh mục, 2 thầy phó tế, Quý nam nữ tu sĩ, và trên 5.500 bà con giáo dân kinh cũng như dân tộc (trong đó có gần 2.000 Yao Phu và Akŏ khul ) từ khắp các giáo xứ trong giáo phận hiệp dâng Thánh lễ.

Trong phần chia sẻ Tin Mừng Đức Cha Aloisio mời gọi cộng đoàn dân Chúa cùng chung vui với các Yao Phu và Akŏ khul – là những trưởng cộng đoàn – qui tụ về đây để mừng lễ Thánh Stêphanô Cuénot Thể, bổn mạng của Yao Phu.
Đặc biệt ngài nhắc nhớ mỗi thành phần dân Chúa trong Giáo Phận rằng “hôm nay cũng là ngày giỗ tổ của tất cả chúng ta, vì Thánh Stêphanô Cuénot Thể là Thánh tổ phụ của Giáo Phận Kon Tum chúng ta. Chính thánh nhân là Người đã khai mở và chỉ đạo cho việc truyền giáo trên đất Tây Nguyên này.”
Thêm vào đó, Đức Cha đặt câu hỏi dành cho mỗi người là con cháu của các Thánh Tử Đạo chúng ta phải làm gì để noi gương các Ngài?.
Đức Cha đã gợi lại những sự bắt bớ mà 7 anh em và bà mẹ đã hy sinh chết, để sống vì niềm tin của mình, để giữ luật của Chúa trong Kinh Thánh Cựu Ước sách Macabê vừa nêu, cũng như ở tại Đất Nước Việt Nam ngày xưa – ngài nói: “cha ông chúng ta đã hứng chịu bách hại về mặt thể lý như tù tội, siết cổ, chém đầu…Còn chúng ta ngày nay mặc dù không chịu những thử thách cách tương tự như thế. Nhưng để giữ đạo, sống đạo đáp ứng với ơn gọi làm người Kitô hữu của mình, chúng ta cũng phải chịu tử đạo mỗi ngày, tử đạo đó là khi chúng ta phải bỏ đi ý riêng, bỏ đi tính ích kỷ để sống cho tha nhân.”
Cuối bài giảng Đức Cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho chính bản thân mỗi người và cách đặc biệt cho các anh em Yao phu và Akŏ khul – là những trưởng cộng đoàn dân tộc – biết bắt chước Thánh bổn mạng của mình để sống đức tin tích cực hơn và tiếp tục hăng say phục vụ cho các anh chị em trong các buôn làng. Vì tất cả mọi người được mời gọi trở nên chứng nhân cho Đức Kitô qua đời sống yêu thương và phục vụ nhờ đó Tin Mừng của Chúa mới loan trải được.
Cuối Thánh lễ Đức Cha Aloisio một lần nữa nguyện xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Thánh Stêphanô Cuénot Thể ban cho mỗi người biết noi gương ngài sống đức tin trong bất cứ mọi hoàn cảnh.
Ngài cũng nhắc cộng đoàn năm 2018 Giáo Hội Việt Nam sẽ mừng kỷ niệm 30 năm 117 anh hùng tử đạo tại Việt Nam được phong hiển thánh trong đó có Thánh Tổ Phụ Cuénot Thể.
Bên cạnh đó Đức Cha Aloisio cũng ước mong kinh Kính Thánh Stêphanô Cuénot được đọc lên trong các giờ kinh nguyện ở trong gia đình hay trong các giáo xứ.
PV – Ad Gentes KT 15/11/2017



Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần I Tại Vatican

Ngày Thế giới người nghèo lần I tại Vatican
16 / 11/ 2017, 04:11:40

Vatican – Sau Thánh lễ cử hành Ngày Thế giới người nghèo lần I tại Vatican, sẽ có 1500 người nghèo ăn trưa với Đức Giáo hoàng Phanxicô tại đại thính đường Phaolô VI.
Theo tin tức từ Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin mừng, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức Ngày Thế giới người nghèo lần I, sẽ có hơn 4000 người nghèo và chung chung là những người không phải là người giàu, sẽ tham dự Thánh lễ vào Chúa nhật ngày 19/11 tới đây, nhân Ngày Thế giới người nghèo lần I.

Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Cầu Cho Linh Hồn Cha Cố Tôma Nguyễn Văn Thượng

  Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Cầu Cho Linh Hồn Cha Cố Tôma Nguyễn Văn Thượng   18-04-2022 Hôm nay, Thứ Hai, ngày 18/4/2022, ngày thứ hai trong t...