Mùa
Thường Niên Chúa Nhật 30 Năm A
Xh
22, 20-26; 1Tx 1, 5c-10; Mt 22,34-40
Điều
Răn Thứ Hai
Bài
suy niệm
Sau
khi Đức Giêsu trả lời khôn khéo về câu hỏi có nên trả thuế cho Xêda không, nhóm
Pharisêu rút lui. Thì một thầy thông luật tấn công Đức Giêsu bằng cách
đặt câu hỏi: “Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn lớn
nhất”. Chúng ta biết vào thời lưu đày tại Ba-ben, dân Do thái không
còn hội đường để sinh họat tôn giáo, không còn các lễ nghi phụng tự, tôn giáo
có phần sa sút và xao lãng. Các ngôn sứ đã gia tăng các luật lệ, bổ sung
khá chi tiết, để phần nào bù lại những thiếu sót trong việc thực hành tôn
giáo. Họ đã có 613 luật, trong đó có 365 điều cấm và 248 điều khuyến
thiện (nên làm). Vua Ba-ben là Xy-rút ban chiếu chỉ hồi hương (-539) , Người
Do thái lên đường hồi hương mang theo bộ luật cồng kềnh và não trạng câu
nệ luật pháp, cho nên đã có sự tranh cãi giữa các thầy thông luật về vấn đề
luật nào trọng hơn. Tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất hay là bác ái với tha
nhân ?
Sách
Xuất hành, được viết trước Đức Giêsu Kitô 12 thế kỷ, dạy rằng người ta không
thể gặp gỡ Thiên Chúa và yêu mến Người, mà không gặp gỡ tha nhân và yêu mến họ,
nhất là tha nhân là những người cô thế cô thân, nghèo khổ và ngọai kiều: “Mẹ
góa con côi, ngươi không được ức hiếp … nếu ngươi giữ áo chòang của người khác
làm đồ cầm, thì phải trả lại cho nó trước khi mặt trời lặn. Nó chỉ có một
cái để đắp, để che thân” (x. Bài Đọc 1. Xh 22, 20-26). Luật yêu
thương thật tuyệt vời và tinh tế, rất quan tâm đến người cơ bần! So sánh
với câu trả lời của Đức Giêsu về giới răn trọng nhất: “Ngươi phải yêu mến
Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn
ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn
thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân như chính mình”
(Bài Tin Mừng. Mt 22, 34-40).
Cái
độc sáng của Đức Giêsu không phải là đọc lại hai giới răn đó vì chúng nổi
tiếng trong Cựu Ước từ lâu rồi, nhưng là kết nối hai giới răn thành một
trong một tình yêu duy nhất, và từ đó chúng xuyên suốt lịch sử cứu độ, làm
xương sống cho luân lý Kitô giáo. Đức Giêsu luôn đứng về phía người
nghèo, người thất nghiệp, điều này được lặp lại liên lỉ trong cuộc sống của
Giáo Hội qua các thông điệp xã hội. Qua các thông điệp xã hội nầy Giáo
hội kêu gọi sống công bình và bác ái trong các tổ chức đời sống kinh tế, xã hội
và chính trị, trong kinh doanh thương mại, trong các hoạt động ở các công ty xí
nghiệp như trả lương cho công nhân, trong thành lập công đoàn bảo vệ người lao
động.
Sách
Luật và các Tiên tri chẳng phải tóm gọn lại trong luật tình yêu đối với Thiên
Chúa và đối với tha nhân đó sao? Giới răn kép này được thể hiện cuối cùng
trên Thập giá. Đức Giêsu chịu chết vì yêu Cha và vì yêu nhân lọai.
Đức Giêsu đã trở nên người thể hiện chính điều Người đã giảng dạy.
“Luật
nào lớn nhất ” không còn là đề tài tranh luận nữa, nhưng vấn đề hiện
tại là cần đi vào thực tế đời sống và minh chứng ra trong cộng đòan.
Người thời đại chúng ta hôm nay cần chứng tá hơn cần lời giảng. Vả lại một tiêu
chí được nói đến trong phán xét cuối cùng, Đức Giêsu đồng hóa mình với người
anh em nhỏ nhất, đến nỗi khi làm điều gì cho người anh em nhỏ nhất, đó là làm
cho chính Đức Giêsu (x. Mt 25, 35-45 Phán xét cuối cùng). Một sự đan kết
đồng nhất giữa Đức Giêsu và người anh em hèn mọn đến tuyệt vời được thực hiện
trong quy luật mến Chúa và yêu người.
Lạy
Chúa Giêsu, lý thuyết về luật bác ái thì con đã nắm rõ lắm rồi, con còn biết
hơn tiến sĩ luật thời Do thái, nhưng điều cần thiết là đem ra áp dụng trong đời
sống hằng ngày, con lại thiếu sót quá nhiều. Xin cho con biết quảng đại,
tôn trọng và yêu thương anh em như Chúa dạy. Amen
Lm.
Luy Gonzaga NGUYỄN QUANG VINH
GX.
ĐỨC AN – GP. KONTUM
GPKONTUM
(27/10/2017) KONTUM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét