Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Hỏi Đáp Về Chữ: PRO MULTIS

Hỏi đáp về chữ: PRO MULTIS


Hỏi (chi tiết)

Cách dịch chữ PRO MULTIS trong công thức Truyền Phép Máu Thánh?

Đáp: 
Thánh Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Bí Tích đã ra một thư chung ngày 17.10.2006, đăng trên tập san Notitiae số 481-482, tháng 09-10.2006, trang 441-458 (gồm 07 ngôn ngữ khác nhau). Chúng tôi xin tóm tắt nội dung thư chung:
Sau khi tham khảo ý kiến các Hội Đồng Giám Mục về cách dịch thuật ngữ pro multistrong công thức Truyền Phép Máu Thánh, Thánh Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Bí Tích và Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đúc kết và đệ trình Đức Giáo Hoàng. Theo chỉ thị của Ngài, Thánh Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Bí Tích thông báo cho các Hội Đồng Giám Mục:
1- Thuật ngữ pro multis trong công thức Truyền Phép đã được sử dụng trong bản văn Latinh của Nghi Lễ Roma từ những thế kỷ đầu. Khoãng 30 năm gần đây, một vài bản văn tiếng địa phương được Toà Thánh phê chuẩn; trong đó, thuật ngữ pro multis được dịch theo hướng giải thích là “cho mọi người”, “for all”, “per tutti”…


2- Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố rõ ràng là Thánh lễ vẫn thành sự khi linh mục sử dụng bản văn được Toà Thánh phê chuẩn với cách dịch “cho mọi người” . Công thức “cho mọi người” rõ ràng phù hợp với một cách giải thích đúng đắn về ý định của Chúa Giêsu theo văn mạch. Đức Kitô đã chết trên thập giá cho mọi người, cả nam lẫn nữ, là một tín điều (x. Ga 11, 52; 2 Cr 5, 14-15; Tt 2, 11; 1 Ga 2, 2).
3- Tuy nhiên, có nhiều lý do để ủng hộ một cách dịch chính xác hơn công thức truyền thống pro multis:
a. Các Phúc Âm Nhất Lãm (Mt 26, 28; Mc 14, 24) đặc biệt nhắc đến việc Chúa dâng Hy Tế cho “nhiều người”; cách dùng từ này, theo một số học giả Thánh Kinh, có liên hệ với tiên tri Isaia (Is 53, 11-12). Có thể có các bản văn Phúc Âm muốn nói “cho mọi người” (Lc 12, 41); tuy nhiên, công thức dùng trong trình thuật Thánh Thể là “cho nhiều người” và các bản dịch Thánh Kinh mới đều dịch theo nghĩa này.
b. Bản văn Latinh của Nghi Lễ Roma luôn luôn dùng pro multis và chưa bao giờ dùng pro omnibus trong công thức Truyền Phép Máu Thánh.
c. Công thức Truyền Phép của các Nghi Lễ Đông Phương, dù theo ngôn ngữ Hy Lạp, Syriac, Armeni, Slave…, đều dùng cách nói tương tự như pro multis của tiếng Latinh.
d. “cho nhiều người” là cách dịch chính xác của pro multis. Trong khi đó, “cho mọi người” thực ra là một cách giải thích lẽ ra nên để khi dạy giáo lý.
e. Thuật ngữ “cho nhiều người” vừa vẫn mở ra để có thể gồm mọi con người, vừa diễn tả sự kiện là ơn cứu độ không được ban một cách máy móc mà không có sự cộng tác và ý muốn tự do của cá nhân. Người tín hữu được mời gọi để vừa đón nhận hồng ân cứu độ trong đức tin; vừa tham dự vào mầu nhiệm sự sống thiêng liêng bằng cách sống chính cuộc sống của mình như thế nào để được liệt vào số “nhiều người”.
f. Theo Instructio Liturgiam authenticam, cần phải nỗ lực để dịch sát với các bản văn Latinh.
Do đó, tại những nuớc đang lưu hành bản dịch “cho mọi người”, Hội Đồng Giám Mục cần có phương thế dạy giáo lý cần thiết cho các tín hữu để chuẩn bị cho họ đón nhận một bản dịch mới chính xác về công thức pro multis (tức là “cho nhiều người”) trong Sách Lễ Roma.
·         Giáo lý
·         Giáo luật


Nguồn: http://tgpsaigon.net/
Nguồn: giaolyductin.net


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Cầu Cho Linh Hồn Cha Cố Tôma Nguyễn Văn Thượng

  Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Cầu Cho Linh Hồn Cha Cố Tôma Nguyễn Văn Thượng   18-04-2022 Hôm nay, Thứ Hai, ngày 18/4/2022, ngày thứ hai trong t...