Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Suy Niệm Với Đức Thánh Cha Phanxicô 30/10/2017: Câu chuyện Cha Piô Năm Dấu Thánh và các linh hồn

Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 30/10/2017:
 Câu chuyện Cha Piô Năm Dấu Thánh và các linh hồn
• Là Kitô hữu, chúng ta không thể “bình chân như vại”, và không chiến đấu chống lại sự ác.
• Tâm điểm của cuộc đời tôi là gì?
• Thiên đàng là mục tiêu niềm hy vọng Kitô giáo.
• Thần tiền đã để nhiều trẻ em bị chết đói
 Cuối cùng là Câu chuyện Cha Piô Năm Dấu Thánh và các linh hồn



Nguồn: VietCatholic News

Hỏi Đáp Về Chữ: PRO MULTIS

Hỏi đáp về chữ: PRO MULTIS


Hỏi (chi tiết)

Cách dịch chữ PRO MULTIS trong công thức Truyền Phép Máu Thánh?

Đáp: 
Thánh Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Bí Tích đã ra một thư chung ngày 17.10.2006, đăng trên tập san Notitiae số 481-482, tháng 09-10.2006, trang 441-458 (gồm 07 ngôn ngữ khác nhau). Chúng tôi xin tóm tắt nội dung thư chung:
Sau khi tham khảo ý kiến các Hội Đồng Giám Mục về cách dịch thuật ngữ pro multistrong công thức Truyền Phép Máu Thánh, Thánh Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Bí Tích và Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đúc kết và đệ trình Đức Giáo Hoàng. Theo chỉ thị của Ngài, Thánh Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Bí Tích thông báo cho các Hội Đồng Giám Mục:
1- Thuật ngữ pro multis trong công thức Truyền Phép đã được sử dụng trong bản văn Latinh của Nghi Lễ Roma từ những thế kỷ đầu. Khoãng 30 năm gần đây, một vài bản văn tiếng địa phương được Toà Thánh phê chuẩn; trong đó, thuật ngữ pro multis được dịch theo hướng giải thích là “cho mọi người”, “for all”, “per tutti”…

Không Ai Buộc Phải Hhành Động Ngược Với Lương Tâm Của Mình Về Việc Phá Thai


Không ai buộc phải hành động ngược với lương tâm của mình về việc phá thai


Không ai buộc phải hành động ngược lại với lương tâm của mình về việc phá thai, đó là tuyên bố của các Giám mục Anh trong tuyên ngôn ghi dấu 50 năm đạo luật phá thai ra đời.
Các giám mục nói: “Nhiều chuyên gia đối diện với thách thức tôn trọng lương tâm chống phá thai, một lương tâm đã và đang bị xói mòn. Lương tâm cá nhân là bất khả xâm phạm và không ai buộc phải hành động chống lại lương tâm hiểu biết đúng đắn về những vấn đề này của mình."
Than phiền về 200 ngàn ca phá thai trong năm 2015, các giám mục nói các ngài đang tìm cách thay đổi tâm trí về sự tốt lành của trẻ em trong bụng mẹ và sự chăm sóc cho các bà mẹ mang thai.
Các giám mục khẳng định rằng mỗi ca phá thai điều là một thảm kịch và ít người xem việc phá thai là giải pháp mong muốn hay tốt nhất cho việc mang thai. Các đức cha nói: “Khi việc phá thai là điều được người phụ nữ chọn, lòng thương xót không ngừng của Thiên Chúa và lời hứa tha thứ qua Bí Tích Hòa Giải luôn có thể. Luôn luôn có một đường hướng về mối liên hệ sâu xa hơn với Thiên Chúa và Giáo Hội, như các Đức Giáo hoàng cuối cùng đã nhấn mạnh, và điều đó có thể chữa lành và mang lại bình an.
Các giám mục mời gọi hiểu biết về giá trị nội tại và phẩm giá của sự sống con người trong lòng mẹ, sự bảo vệ tốt hơn các thai nhi có dấu hiệu khuyết tật và giáo dục thêm về trách nhiệm luân lý về tính dục và ý nghĩa của cách diễn tả tính dục trong hôn nhân. Các ngài cũng khen ngợi những bà mẹ tiếp tục mang thai trong những tình cảnh khó khăn và khen ngợi các chính trị gia đã tìm cách cải cách luật lệ tốt hơn để bảo vệ sự sống của các bào thai.
Các đức cha cũng nói về quyết định phá thai do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mối đe dọa sức khỏe thể lý và tâm lý, không biết làm thế nào khi mang thai, sự cô đơn và bị áp lực hoặc thiếu sự trợ giúp, các thai nhi bị chẩn đoán dị tật và nhiều lý do hơn nữa.Các ngài nói về hậu quả của việc phá thai không chỉ trên ngừoi mẹ mà cả người cha.
Đặc biệt, các đức cha quan tâm đến việc luật pháp Anh quốc cho phép phá thai loại bỏ thai nhi sẽ bị khuyết tật khi được sinh ra, hoàn toàn trái ngược với việc bảo vệ và tôn trọng dành cho những người bị khuyết tật sau khi sinh ra. Các ngài hy vọng khi nhận thấy thành quả của các vận động viên khuyết tật, mọi người nhận ra sự trổi vượt và cố gắng của người khuyết tật khi họ sử dụng tài năng của họ hết sức. Các đức cha cũng hy vọng rằng những suy tư và kiên trì trong cách thức tiếp cận thai nhi bị khuyết tật sẽ đưa đến sự thay đổi trong cách hiểu biết, và luật mới sữ bảo vệ hơn các thai nhi này.
Các đức cha nhận thấy có sự suy mòn lòng tôn trọng dành cho những người mà lương tâm họ chống lại phá thai và các ngài bày tỏ lo âu về khả năng các dược sĩ không còn quyền từ chối cho thuốc phá thai nếu nó trái với lương tâm hay tôn giáo của mình.
Các giám mục kêu gọi: “Trong dịp kỷ niệm 50 năm này cần có thảo luận mới để thay đổi thái độ đối với sự sống con người ở trong bụng mẹ, để thúc đẩy việc chọn lựa tốt và chân thực và để bảo vệ và chăm sóc cho các bà mẹ và con cái của họ. Là những người Công giáo, chúng tôi kêu gọi rằng, trên khắp đất nước của chúng ta, cầu nguyện và ăn chay được sử dụng để bảo vệ cuộc sống con người, đặc biệt là sự sống trong bụng mẹ, cho tất cả các bà mẹ tương lai, cho những người cha và các gia đình.” (The Tablet 23/10/2017)
Tác giả: Hồng Thủy
Nguồn: http://vietvatican.net
Nguồn: giaolyductin.net


Hội Nghị Về Giáo Lý Và Người Khuyết Tật Tổ Chức Tại Roma


Hội nghị về Giáo lý và người khuyết tật tổ chức tại Roma


WHĐ (21.10.2017) – Một Hội nghị toàn cầu sẽ được tổ chức tại Đại học giáo hoàng Urbaniana ở Roma từ thứ Sáu 20 đến Chúa nhật 22 tháng Mười 2017, nhằm tìm hiểu các phương pháp tốt nhất để giúp người khuyết tật tham gia trọn vẹn vào đời sống của Giáo hội.
Hội nghị có chủ đề “Giáo lý và Người khuyết tật: Sự cần thiết tham gia vào Đời sống mục vụ hằng ngày của Giáo hội”, do Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc âm hoá tổ chức, với sự hợp tác của Diễn đàn The Kairos, một tổ chức có trụ sở tại Anh Quốc chuyên phục vụ nhu cầu tinh thần và tôn giáo của người khuyết tật.
Trong ba ngày Hội nghị, 450 chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới sẽ quy tụ để chia sẻ những hiểu biết của mình.
Đức ông Geno Sylva thuộc Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc âm hoá giải thích về Hội nghị: “Hội nghị quốc tế này là thành quả đã được gieo vãi trong Năm thánh Lòng Thương xót cùng với tất cả các cuộc thảo luận khác diễn ra sau đó” và nhấn mạnh rằng “mục đích của Hội nghị là giúp cho chúng ta với tư cách là Giáo hội và cho Hội đồng Toà Thánh này thực sự học biết được những thực hành tốt nhất đang được sử dụng trên khắp thế giới trong việc dạy giáo lý cho những người có nhu cầu đặc biệt ...”
Nhưng, Đức ông Sylva nói thêm, điều mà Hội nghị này cũng nhắm tới là “nêu cao trách nhiệm của chúng ta với tư cách là Giáo hội, đó là phải quan tâm đến những nhu cầu đặc biệt của từng tín hữu, để trình bày cho họ giáo lý của Giáo hội theo cách mà họ có thể tiếp nhận và lĩnh hội được các yếu tố của giáo lý ấy”.
(Theo Vatican Radio)

Minh Đức
Nguồn: hdgmvietnam.org


Kinh Truyền Tin Với Đức Thánh Cha: 29-10-2017

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 29-10-2017


VATICAN. Trong buổi đọc kinh truyền tin trưa chúa nhật 29-10-2017 với hơn 30 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC kêu gọi các tín hữu sống trọn giới răn mến Chúa yêu người.
 Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Mathêu (22,34-40) Chúa Nhật thứ 30 thường niên năm A, trong đó Chúa Giêsu trả lời câu hỏi do một người Biệt Phái nêu lên: đâu là giới luật quan trọng nhất.
 Huấn dụ của ĐTC
 ĐTC nói: ”Chúa nhật này, Phụng vụ trình bày cho chúng ta một đoạn ngắn của Tin Mừng, nhưng rất quan trọng (Xc Mt 22,34-40). Thánh Sử Matthêu kể lại rằng những người Biệt Phái họp nhau để thử thách Chúa Giêsu. Một người trong họ, tiến sĩ luật, nêu câu hỏi với Ngài: ”Thưa Thầy, trong Luật, đâu là giới răn quan trọng nhất” (v. 36). Đó là một câu hỏi cạm bẫy, vì trong Luật Môisê có nói đến hơn 600 giới luật. Trong tất cả những luật đó, làm sao phân biệt giới răn quan trọng nhất. Nhưng Chúa Giêsu không chút do dự và trả lời: ”Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết tâm trí ngươi” và ngài thêm: 'Ngươi hãy yêu thương tha nhân như chính mình” (v.37.39)”
 ”Câu trả lời này của Chúa Giêsu không phải là điều hiển nhiên mà có, vì trong nhiều giới răn của luật Do thái, quan trọng nhất là 10 giới răn, được Thiên Chúa trực tiếp thông truyền cho Môise, như những điều kiện của giao ước giữa Chúa với dân. Nhưng Chúa Giêsu muốn cho thấy rằng nếu không có lòng mến Chúa và yêu ngừơi, thì không có sự trung thành đích thực với giao ước với Thiên Chúa. Bạn có thể làm bao nhiêu điều tốt lành, thực thi các giới răn, nhưng nếu bạn không có tình yêu, thì việc làm ấy không hữu ích.
 Một đoạn văn khác trong sách Xuất Hành, gọi là ”Luật giao ước” đã xác nhận điều đó, trong phần này có nói rằng ta không thể ở trong Giao ước với Chúa mà lại ngược đãi những người được Chúa đặc biệt bảo vệ: đó là góa phụ, cô nhi và người ngoại quốc, người di dân, tức là những người cô độc và dễ bị tổn thương nhất (Xc Xh 22,20-21). Khi trả lời cho những người Biệt Phái chất vấn ngài, Chúa Giêsu cũng tìm cách giúp họ đặt thứ tự trong đời sống đạo của họ, tái lập điều thực sự quan trọng và điều kém quan trọng hơn. Ngài nói: ”Toàn thể Luật và các Ngôn Sứ tùy thuộc hai giới răn này” (Mt 22,40). Đó là những giới răn quan trọng nhất, các giới răn khác tùy thuộc hai giới răn đó. Và Chúa Giêsu đã sống như thế: bằng cách rao giảng và thi hành những gì thực sự là quan trọng và thiết yếu, nghĩa là tình thương. Tình thương mang lại đà tiến và sự phong phú cho đời sống và hành trình đức tin: không có tình thương, thì cuộc sống cũng như đức tin sẽ trở nên khô cằn, son sẻ.
 Điều mà Chúa Giêsu đề nghị trong trang Tin Mừng này là một lý tưởng tuyệt vời, đáp ứng ước mong chân thực nhất của tâm hồn chúng ta. Thực vậy, chúng ta được dựng nên để yêu mến và được mến yêu. Thiên Chúa là Tình Thương, đã tạo dựng chúng ta để cho chúng ta được tham dự cuộc sống của Ngài, để được Ngài yêu mến và yêu mến Ngài, và cùng với Ngài yêu mến tất cả những người khác. Đó là ”giấc mơ” của Thiên Chúa về con người. Và để thực hiện điều đó, chúng ta cần ơn thánh của Chúa, chúng ta cần nhận được nơi mình khả năng yêu mến đến từ chính Thiên Chúa. Chúa Giêsu hiến mình cho chúng ta trong Thánh Thể chính vì điều đó. Trong Thánh Thể chúng ta lãnh nhận Mình và Máu Chúa, nghĩa là chúng ta đón nhận Chúa Giêu qua biểu hiện tột đỉnh tình thương của Chúa, khi Ngài hiến mình cho Chúa Cha để cứu độ chúng ta”.
 Và ĐTC kết luận rằng: “Nguyện xin Đức Mẹ giúp chúng ta đón nhận vào trong cuộc sống của chúng ta ”giới răn cao cả”, mến Chúa yêu người. Thực vậy, tuy chúng ta đã biết giới răn này từ khi còn nhỏ, nhưng không bao giờ chúng ta ngưng trở về với giới răn này và thực hành nó trong những hoàn cảnh khác nhau của đời sống chúng ta”
 Chào thăm
 Sau khi ban phép lành, ĐTC nhắc đến lễ phong chân phước hôm thứ bẩy 28-10 vừa qua tại thành phố Caxias do Sul bên Brazil cho cha Giovanni Schiavo thuộc dòng thánh Giuse Murialdo. ”Người sinh tại vùng Vicenza vào đầu thế kỷ 20, và khi còn là một linh mục trẻ, cha được gửi sang Brazil, tại đây cha đã nhiệt thành hoạt động phục vụ dân Chúa và huấn luyện các tu sĩ nam nữ. Ước gì tấm gương của cha giúp chúng ta sống trọn vẹn lòng gắn bó của chúng ta với Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài”.
 ĐTC ngỏ lời chào thăm đông đảo các tín hữu hành hương đến từ Italia và nhiều nước khác, đặc biệt từ Ai len, Áo, Đức. Ngài cũng nhắc đến các tham dự viên Hội nghị vế các tu hội đời Italia, mà ngài khích lệ trong việc làm chứng tá Tin Mừng trong thế giới, hiệp hội những ngừơi hiến máu ở Orta Nova, tỉnh Foggia, nam Italia.
 Sau cùng, ĐTC chào cộng đoàn ngừơi Togo Phi châu ở Italia và cộng đoàn người Venezuela với ảnh Đức Mẹ Chiquinquira, Chinita. Chúng ta hãy phó thác cho Đức Mẹ những hy vọng và mong đợi hợp pháp của hai quốc gia dân tộc này.
Tác giả: G. Trần Đức Anh OP
Nguồn: http://vi.radiovaticana.va
Nguồn: giaolyductin.net



Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 05/10/2017: Giáo Hội Giữa Thời Tin Thất Thiệt

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 05/10/2017: Giáo Hội giữa thời tin thất thiệt
• Trùm khủng bố Hồi Giáo Abu Bakr al-Baghdadi vẫn còn sống, kêu gọi tấn công Rôma
• Thi hài 21 vị tử đạo Coptic được tìm thấy tại Lybia
• Chủ đề ngày Truyền Thông Xã Hội Thế Giới lần thứ 52 là “Chống tin giả, cổ vũ nền báo chí vì hòa bình”
• Các Giám Mục Nhật bày tỏ lòng biết ơn đối với chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y Filoni
• Đức Hồng Y Oswald Gracias bày tỏ nỗi buồn sau khi nhiều người Ấn chen lấn đạp lên nhau chết tại Mumbai
• Những diễn biến căng thẳng liên quan đến chuyến tông du Miến Điện cuả Đức Thánh Cha Phanxicô
• Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 1 tháng 10, 2017


Nguồn : VietCatholic News

Đức Mẹ Sầu Bi



ĐỨC MẸ SẦU BI

Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, khi tưởng nhớ cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, chúng ta cũng tưởng nghĩ đến những đau đớn của Đức Mẹ. Điêu khắc gia Michelangelo thành Florence nước Ý, thế kỷ XV, đã khắc một pho tượng nổi tiếng, lột tả cách sống động về chân dung Đức Mẹ Sầu Bi, gọi là Pietà.






Tượng Pietà trong Đền thờ Thánh Phêrô, Rôma (do Michelangelo, 1499)
Giáo hội cũng có một lễ dành cho tước hiệu này vào ngày 15/9, sau lễ Suy Tôn Thánh Giá. Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (hay lễ Đức Bà Bảy Sự, lễ kính Bảy Sự Thương Khó của Đức Bà) tiếng Latinh là Mater Dolorosa (hay Septem Dolorum), tiếng Anh là Dolors of Our Lady (hay Seven Dolors of Blessed Virgin, Seven Sorrows of Our Lady).

65.000 Bạn Trẻ Đã Trả Lời Bản Câu Hỏi Của Thượng Hội Đồng Giám Mục Về Người Trẻ



65.000 bạn trẻ đã trả lời Bản câu hỏi của Thượng Hội đồng Giám mục về người trẻ


65.000 bạn trẻ đã trả lời Bản câu hỏi
của Thượng Hội đồng Giám mục về người trẻ



WHĐ (27.10.2017) – Từ ngày 14 tháng Sáu 2017, Văn phòng Thượng Hội đồng Giám mục đã đăng tải bản câu hỏi trên mạng internet nhằm lấy ý kiến của người trẻ trên khắp thế giới, để chuẩn bị cho Khoá họp thường lệ thứ XV của Thượng Hội đồng Giám mục, sẽ diễn ra vào tháng Mười 2018 tại Roma với chủ đề: “Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”. Cho đến nay bản câu hỏi đã nhận được 65.000 câu trả lời, một con số khá khiêm tốn.

Bản câu hỏi gửi đến những người trẻ từ 16 đến 29 tuổi trên toàn thế giới, là cuộc tham khảo ý kiến trực tiếp chưa từng có, được thực hiện song song với sự đóng góp của các Hội đồng Giám mục ở các quốc gia. Bản câu hỏi này được thích nghi với người trẻ, dành cho tất cả mọi người, thuộc mọi tôn giáo và mọi vùng miền, quốc gia.

Gần 150.000 lượt truy cập và 65.000 phản hồi

Đây là lần đầu tiên kể từ khi đăng tải bản câu hỏi, và hơn một tháng trước khi khoá sổ, Đức hồng y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục, cho biết một vài số liệu liên quan. Có 148.247 người truy cập bản câu hỏi. Khoảng một nửa trong số đó, 65.000 người, đã trả lời đầy đủ. Và khoảng 3.000 người đã để lại địa chỉ e-mail với mong muốn, như trang web gợi ý, sẽ được thông báo về kết quả cuối cùng.



Các số liệu trên đây được đăng tải trên nhật báo L’Osservatore Romano số ra ngày thứ Ba 24-10-2017, theo công bố của Đức hồng y Baldisseri trong một cuộc họp báo tại Pordenone, miền bắc Italia vào tuần trước, dành cho các nhà xuất bản tôn giáo ở Italia.

Các số liệu này khá khiêm tốn đối với một bản câu hỏi với quy mô toàn cầu. Đặc biệt nếu chúng ta so sánh với con số 2,5 triệu người trẻ tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới gần đây tại Krakow (Ba Lan) vào mùa Hè năm 2016.

Trong số những người theo sát việc chuẩn bị Thượng Hội đồng Giám mục, một số người ghi nhận rằng truyền thông không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả theo từng quốc gia. Rào cản ngôn ngữ cũng là một hạn chế. Chẳng hạn, bản câu hỏi không được dịch sang tiếng Đức. Vì thế, Hội đồng Giám mục Đức đã dịch và phổ biến bản câu hỏi này, nhưng những câu trả lời của giới trẻ Đức không được tính vào số liệu do Đức hồng y Baldisseri đưa ra.

Những phê bình về nội dung và hình thức của bản câu hỏi

Trong cuộc họp báo nói trên, Đức hồng y Baldisseri cũng đưa ra một bản tóm tắt các bình luận về bản câu hỏi. Ngài trích dẫn một số câu trả lời của các bạn trẻ người Pháp, cho biết họ rất vui khi có dịp bày tỏ ý kiến. Nhưng vị thư ký Thượng Hội đồng Giám mục cũng không tránh né đề cập đến những lời phê bình đã nhận được. Về hình thức, một số bạn trẻ cho rằng bản câu hỏi quá dài; về nội dung, các câu hỏi đặc biệt liên quan đến các chủ đề ít hoặc không được đề cập đến, trong số đó, có các vấn đề liên quan đến rượu hoặc ma túy, tình dục và đời sống tình cảm hoặc mối tương quan với các tôn giáo khác. Đây là những phê bình đã được các bạn trẻ nêu lên khi họ tham dự một hội thảo tại Vatican về giới trẻ hồi tháng Chín vừa qua, trong khuôn khổ chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục.

Đức hồng y Baldisseri lặp lại rằng những đóng góp của người trẻ là “cần thiết để giúp cho những đúc kết (của Thượng Hội đồng Giám mục) đáp ứng với thực tế của Giáo hội và của xã hội”. Không có những đóng góp ấy, Đức hồng y khẳng định, “chúng ta có nguy cơ xây nên một “lâu đài trên cát” không có người ở, vì người trẻ chẳng thấy ở đấy có ích lợi gì”.

Thời hạn cuối cùng để trả lời cho Bản câu hỏi – đăng tại địa chỉ: http://youth.synod2018.va – là ngày 30 tháng Mười Một. Các câu trả lời sẽ được dùng vào việc soạn thảo Instrumentum Laboris (Tài liệu làm việc) cho Khoá họp thường lệ thứ XV của Thượng Hội đồng Giám mục.

(La Croix)
Minh Đức
Nguồn WHĐ (27.10.2017)


HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT VIỆC DẠY GIÁO LÝ TẠI VIỆT NAM 2017

HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT VIỆC DẠY GIÁO LÝ TẠI VIỆT NAM 2017


DẪN NHẬP

1. Năm 1997, Bộ Giáo Sĩ đã ban hành bản Hướng Dẫn Tổng Quát Việc Dạy Giáo Lý (HDTQ 97) và ước mong các Hội Đồng Giám Mục cũng soạn những bản văn định hướng tương tự, nhằm đáp ứng nhu cầu dạy giáo lý tại các quốc gia của mình[1]. Năm 2010, Đại Hội Dân Chúa cũng “mong mỏi sớm có được những nguyên tắc, đường hướng và chương trình chung, cũng như một thủ bản chung về giáo lý, vừa trung thành với Tin Mừng vừa gần gũi với văn hóa Việt Nam”[2]. Nhằm đáp ứng đề nghị và ước vọng trên, chúng tôi xin gửi đến quí linh mục, tu sĩ, chủng sinh, giáo dân, cách riêng các cha xứ trong các giáo phận, bản Hướng Dẫn Tổng Quát Việc Dạy Giáo Lý tại Việt Nam.

Thương Xác Bảy Mối

Thương xác bảy mối



Dù muốn hay không, mỗi chúng ta đều dần dần từ giả cuộc đời này. Tiếp theo cuộc đời này, có người tin về cuộc sống vĩnh cửu, có người không tin vào cuộc sống bên kia thế giới. Riêng đối với Giáo hội Công giáo, chúng tôi tin vào sự sống lại và sự sống đời sau. Một cách rõ nét, Tin Mừng Mathew chương 25, câu 31 – 46, cho ta thấy khung cảnh của Ngày Phán Xét – Ngày sẽ quyết định đến vận mệnh vĩnh cửu của mỗi người: Có được tiếp tục và chia sẻ trọn vẹn đời sống với Thiên Chúa hay mình sẽ bị tách ra khỏi đời sống của Thiên Chúa. Lạ thay, tiêu chuẩn mà Thẩm Phán Tối Cao đưa ra không phải là những tiêu chuẩn đời sống luân lý cá nhân mà chính là thước đo về khả năng quan tâm đến đồng loại. “Nếu các ngươi làm cho một người anh em bé nhỏ nhất của Ta, là các ngươi đã làm cho chính Ta.” Theo thánh Thomas Aquinas, lòng thương xót cần phải được thể hiện một cách cụ thể đặc biệt qua việc giúp đỡ những người đói ăn, khát uống, rách rưới, tù đày, bệnh tật, lữ khách, và nô lệ. Cũng trong tinh thần ấy, để sống Năm thánh Thương xót, Giáo hội mời gọi con cái mình thực hành Mưới bốn mối, trong đó bảy mối quan tâm đến phần xác, và bảy mối quan tâm đến tinh thần. Hôm nay, chúng ta cùng nhau học hỏi và thực hành Thương Xác Bảy Mối.
Thứ nhất: cho kẻ đói ăn
Thứ hai: cho kẻ khát uống
Thứ ba: cho kẻ rách rưới ăn mặc
Thứ bốn: viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc
Thứ năm: cho khách đậu nhà
Thứ sáu: chuộc kẻ làm tôi
Thứ bảy: chôn xác kẻ chết
Trong bảy mối thương xót nhằm quan tâm đến thân xác, sáu điều đầu được bắt nguồn từ Tin Mừng Mathew 25:31 – 46. Điều thứ bảy được chính thức thêm vào thể ký thứ III, mặc dầu các Kitô hữu đã thực hành việc chôn xác kẻ chết đã có từ thời xa xưa, cụ thể sách Tobia đã ghi lại việc làm tốt đẹp này. Như thế, việc thực thi Bảy mối thương xác thực sự là việc sống Tin Mừng – cụ thể sống đức ái theo lời mời của Chúa Giêsu.

* * *
Nếu khách du lịch có dịp ghé thăm downtown thành phố St. Petersburg, Florida, một thành phố đẹp, hiền hoà và thoáng mát. Diện tích của nó chỉ vỏn vẹn 43 acres (mẫu Anh), thế nhưng nơi đây có đến ít nhất năm tổ chức từ thiện nhằm cung cấp thức ăn và chỗ ngủ cho người vô gia cư (homeless). St. Vincent de Paul, Salvation Army, Heaven Works, Daystar, St. Petersburg Free Clinic. Tại năm tổ chức này, cứ mỗi ngày họ cung cấp ít nhất là một bữa ăn tối cho những người vô gia cư. Đơn cử tại trung tâm St. Vincent de Paul, mỗi tối họ cung cấp khoảng 200 phần ăn, nước uống và tráng miệng. 200 phần ăn này từ đâu mà có? Ai cho? Có phải chính phủ nhà nước lo cung cấp? Thực ra, 200 phần ăn này là do sự đóng góp tự nguyện của một cộng đoàn tôn giáo hoặc tổ chức thiện nguyện nào đó. Mỗi tổ chức thiện nguyện này tự kêu gọi các thành viên với nhau. Ví dụ trong một giáo xứ, cha xứ thành lập ban Bác Ái cho người nghèo. Nhóm này kêu gọi thêm thành viên và xin đóng góp. Sau đó, họ sẽ liên lạc với ban điều hành của trung tâm St. Vicent de Paul để đăng ký lấy ngày đến phục vụ thức ăn cho những người vô gia cư ấy. Thông thường, mỗi nhóm có thể đăng ký giúp các bữa ăn tối với con số như trên khoảng 6 – 7 lần trong một năm. Và cứ như thế, những ngày khác, sẽ có những nhóm tổ chức khác cũng sẽ tình nguyện cung cấp thức ăn cho những người vô gia cư. Trong những dịp tổ chức những buổi ăn tối cho người vô gia cư, có những tổ chức cũng tặng thêm đồ dùng cá nhân như áo lạnh, kem đánh răng, dầu gội đầu… những đóng  góp nhỏ bé này đôi khi là do các em học sinh trong các lớp giáo lý nhằm giúp các em quan tâm đến người nghèo và thực hành Thương Xác Bảy Mối.

* * *
Một người homeless khi được hỏi nếu anh có được 200 dollar thì anh sẽ làm gì? Anh không chần chừ trả lời ngay, tôi sẽ thuê một nhà trọ để tôi được ngủ trên giường vì đã 14 năm qua, tôi chưa được nằm trên giường lúc nào cả. Thế mới biết, dù là một nước văn minh và giàu có như nước Mỹ, thế nhưng người thiếu ăn và không nhà ở vẫn còn rất nhiều. Thành phố St. Petersburg chỉ là một thành phố rất nhỏ trong hàng ngàn thành phố khác trên khắp nước Mỹ, thế mà số người homeless đã cao như thế, thì thử hỏi con số người homeless sẽ đến mức nào trên khắp nước Mỹ?! Theo số thống kê vào tháng giêng 2014, số người homeless tại Mỹ lên đến 578,424 người. Thế còn con số người homeless tại Việt Nam thì sao?

* * *
Ca dao tục ngữ Việt Nam dạy rằng: “Một cây làm chẳng nên non, ba câu chụm lại nên hòn núi cao.” Rầt nhiều người trong chúng ta thương người nghèo, giúp người nghèo điều đó quả là quí; dầu vậy, nếu chúng ta học cách làm việc chung với nhau, thành quả sẽ lớn gấp bội và tính giáo dục cũng rất cao. Như các tổ chứ thiện nguyện tại thành phố St. Petersburg, chúng ta được mời gọi để cùng nhau chia sẻ lòng thương xót với anh em mình – dù không có tổ chức từ thiện nào hoàn hảo, nhưng họ cũng cố gắng hết sức để xoa dịu vết thương của anh em mình bao có thể. Cầu chúc chúng ta sống Năm Thánh Thương Xót không chỉ qua nghĩa cử, nhưng còn qua cách nhìn quảng đại và yêu thương nhau để cùng nhau xoa dịu vết thương của Thân Thể Đức Kitô.
Posted by br.huynhquảng
Fr. Huynhquảng


Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 26/10/2017: Kitô Hữu Syria Mừng Raqqa Giải Phóng

Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 26/10/2017: Kitô hữu Syria mừng Raqqa giải phóng

• Khủng bố IS đầu hàng tập thể, Raqqa hoàn toàn giải phóng
• Hội Đồng Giám Mục Ba Lan tái khẳng định giáo huấn truyền thống của Giáo hội đối với những người ly dị và tái hôn
• Nhận định của Đức Hồng Y Patrick D'Rozario về cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Bangladesh.
• Một tu viện tại Đức được xây dựng cách đây gần 900 năm đã phải đóng cửa vì thiếu ơn gọi
• Ðan viện Biển đức Buckfast ở Anh kỷ niệm 1000 năm thành lập.
• Sứ điệp Ðức Thánh Cha nhân dịp 800 năm dòng Phanxicô tại Thánh Ðịa.
• Sứ điệp của Hội đồng Toà Thánh về Ðối thoại Liên tôn gửi các tín đồ Ấn giáo nhân Lễ hội Ánh sáng Diwali




Nguồn : VietCatholic You tube

Thư Ngỏ Của Uỷ Ban Giáo lý ĐứcTin Về Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc Lần Thứ V

Thư ngỏ của Uỷ ban Giáo lý Đức tin về Đại hội Giáo lý toàn quốc lần thứ V


   Uỷ ban Giáo lý Đức tin
  trực thuộc HĐGMVN




Kính thưa quý Đức Hồng Y, quý Đức Cha,
quý Cha, quý Tu sĩ, cùng toàn thể cộng đồng Dân Chúa,

Theo định kỳ 3 năm một lần, Uỷ ban Giáo lý Đức tin tổ chức Đại hội Giáo lý toàn quốc, nhằm tạo điều kiện cho các giáo phận chia sẻ kinh nghiệm mục vụ giáo lý và tìm phương hướng hành động chung, đẩy mạnh hoạt động huấn giáo và loan báo Tin Mừng hiệu quả hơn trong bối cảnh xã hội Việt Nam.

Năm nay, Đại hội Giáo lý lần thứ V được tổ chức tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc, từ thứ Hai 28/8 đến thứ Sáu 01/9/2017, với 270 tham dự viên là các giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân của các giáo phận trong toàn quốc.

Chủ đề của Đại hội: Đào tạo giáo lý viên, con người của hiệp thông để loan báo Tin Mừng. Chủ đề này được khai triển và đào sâu qua 5 đề tài chính:

          – Đề tài 1: Đào tạo giáo lý viên (GLV), con người của hiệp thông.
          – Đề tài 2: Đào tạo GLV hiệp thông với Thiên Chúa nhờ Lời Chúa và các Bí Tích.
          – Đề tài 3: Đào tạo GLV hiệp thông với Hội Thánh: tham gia và trách nhiệm.
          – Đề tài 4: Đào tạo GLV hiệp thông với mọi người: đối thoại.
          – Đề tài 5: Đào tạo GLV chứng nhân của Niềm vui Tin Mừng.

Trong tinh thần hiệp thông, chúng con xin kính báo và kính xin quý Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ cùng toàn thể Cộng đồng Dân Chúa hiệp lời cầu nguyện cho Đại hội được mọi sự tốt đẹp.
Chúng con xin chân thành cảm ơn quý Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ, cùng toàn thể cộng đồng Dân Chúa.

Kính báo

Lm. Phaolô Nguyễn Thành Sang
Thư ký UBGLĐT


UB Giáo lý Đức tin / HĐGMVN


Đức Thánh Cha Tiếp Hội Nghị Về Công Pháp Quốc Tế Nhân Đạo

Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị về Công pháp quốc tế nhân đạo

VATICAN. ĐTC cầu mong các tổ chức nhân đạo có thể luôn hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản của tình nhân đạo, không thiên vị, trung lập và độc lập.
 Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 28-10-2017, dành cho các tham dự viên Hội nghị quốc tế kỳ 3 về công pháp quốc tế nhân đạo, nhóm tại Roma. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có một số vị Bộ trưởng của các nước.
 Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhận xét rằng mặc dù có công pháp quốc tế về nhân đạo, nhưng người ta thấy vẫn còn nhiều hậu quả tiêu cực của chiến tranh trên các thường dân, những tội ác kinh khủng, chà đạp con người và phẩm giá của họ, bất chấp những nguyên tắc sơ đẳng nhất về nhân đạo. Ngoài ra cũng có tình trạng bao nhiêu gia sản, kho tàng văn hóa của nhân loại bị biến thành đống gạch vụn, nhà thương, trường học, nhà thờ bị cố tình tấn công và phá hủy.
 ĐTC cảnh giác trước nguy cơ theo đó sự phổ biển các tin tức thuộc loại đó đưa tới tình trạng con người không còn nhạy cảm trước tính chất trầm trọng của vấn đề, và không cảm cảm thương và cởi mở tâm hồn trong tình liên đới. Vì thế cần phải có một sự hoán cải tâm hồn, cởi mở con tim đối với Thiên Chúa và tha nhân, thúc đẩy con người khắc phục sự dửng dưng lãnh đạm và sống tình liên đới thực sự.
 Tuy có hiện tượng trên đây, ĐTC cũng ca ngợi nhiều tổ chức từ thiện và phi chính phủ, trong và ngoài Giáo Hội, với các thành viên bất chấp vất vả và nguy hiểm chăm sóc những ngừơi bị thương và các bệnh nhân, chôn cất những người qua đời, cung cấp lương thực và nước uống cho những người đói khát, viếng thăm những người bị cầm tù. Ước gì các tổ chức nhân đạo có thể luôn luôn hành động phù hợp với các nguyên tắc căn bản về tình nhân đạo, giữ thái độ khách quan không thiên vị, và độc lập. (Rei 28-10-2017)
Tác giả: G. Trần Đức Anh OP
Nguồn: http://vi.radiovaticana.va
Nguồn : giaolyductin.net


Trở Thành Muối Và Ánh Sáng

Trở thành muối và ánh sáng

Trở thành muối và ánh sáng cho tha nhân là đang tôn vinh Thiên Chúa với tất cả cuộc sống. Để làm được điều ấy, phải tránh kiếm tìm sự an toàn nhân tạo, và cần biết tựa nương nơi Chúa Thánh Thần. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ 13/6 tại nhà nguyện Marta.
Trở nên chứng nhân cho Tin Mừng
Bài đọc trích thư thứ hai của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Côrintô, cho thấy sức mạnh của Tin Mừng, sức mạnh làm cho chúng ta trở thành chứng nhân tôn vinh Thiên Chúa. Trong Chúa Giêsu, luôn luôn là có, nghĩa là chúng ta tìm thấy tất cả lời của Thiên Chúa, tất cả lời hứa của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu. Tất cả lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện và trở nên viên mãn trong Chúa Giêsu.
Trong Chúa Giêsu, không có cái không, nhưng luôn là có, luôn luôn là vì vinh quang Thiên Chúa. Chúng ta cũng được tham dự vào điều ấy, vì Người đã xức dầu chúng ta trong Thánh Thần. Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta trên con đường vâng phục, và Ngài sẽ thúc đẩy chúng ta, giúp chúng ta lớn mạnh, làm cho chúng ta trở thành muối và ánh sáng. Ngài sẽ dẫn đưa chúng ta đến đời chứng nhân Kitô.
Trở nên muối và ánh sáng
Có thì nói có, không thì nói không, thêm thắt điều gì là do ác quỷ. Chúa đã dạy chúng ta điều đó. Đó là đảm bảo mà Chúa trao cho Giáo Hội và trao cho chúng ta là người lãnh nhận phép rửa. Tất cả lời hứa sẽ được hoàn tất trong Chúa Kitô. Việc làm chứng cho Chúa trước tha nhân, là món quà của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Và Chúa đã xức dầu chúng ta trong Thánh Thần để chúng ta sống chứng nhân.
Trở nên một Kitô hữu là trở nên muối và ánh sáng, nhưng nếu ánh sáng lại trở thành bóng tối hoặc muối lại mất vị mặn, thì quả là vô hiệu, quả là vô ích, và khi ấy lời chứng bị suy yếu. Điều tệ ấy xảy ra, khi tôi không chấp nhận việc xức dầu, khi tôi không chấp nhận sự tác động mà Chúa Thánh Thần đang thực hiện trong tôi. Đó cũng là điều tệ mà bạn sẽ làm, khi bạn không nói lời “xin vâng”, không nói lời nói “có” như Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta có thể tự hỏi rằng: Tôi có là ánh sáng cho người khác không? Tôi có là muối là hương vị cuộc sống cho người khác không? Tôi có gắn bó thân thiết với Chúa Kitô không?
Ngợi khen Thiên Chúa bằng trọn cuộc sống
Khi một người có đầy ánh sáng, chúng ta nói rằng: đây là một người sáng chói, một người sáng ngời. Để giúp hiểu điều này, chúng ta có thể nói, ở đây còn sáng hơn cả mặt trời nữa. Bởi vì Chúa Giêsu chính là ánh sáng phản chiếu của Chúa Cha, và trong Chúa Giêsu tất cả lời hứa được kiện toàn. Ánh sáng ấy cũng là ánh sáng phản chiếu khi chúng ta được xức dầu trong Thánh Thần. Tại sao chúng ta nhận được ánh sáng ấy? Vì thánh Phaolô nói: Qua Chúa Kitô, Thiên Chúa được tôn vinh. Và Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành các con làm mà ngợi khen Cha các con trên Trời. Tất cả điều ấy là vì vinh quang Thiên Chúa. Đời sống của người Kitô là thế.
Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa ban ơn sủng, để chúng ta có thể bám rễ chắc và sâu trong lời hứa nơi Chúa Giêsu, là Đấng luôn luôn nói có, luôn luôn xin vâng, hoàn toàn xin vâng. Khi ấy chúng ta có thể trở thành muối thành ánh sáng thành chứng nhân cho Chúa trước mặt thế gian, để cho Danh Cha cả sáng, để vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời.
Tác giả: Tứ Quyết SJ
Nguồn: http://vietvatican.net/
Nguồn : giaolyductin.net


Không Cần Bói Toán, Vì Chúng Ta Bước Đi Trong Sự Ngạc Nhiên

Không cần bói toán, vì chúng ta bước đi trong sự ngạc nhiên

Chúng ta không cần bói toán để biết trước tương lai. Kitô hữu đích thực không phải là người bị cài đặt vào con số cố định. Kitô hữu là người đặt niềm tin nơi Thiên Chúa và để cho Ngài dẫn dắt trên con đường rộng mở với đầy sự ngạc nhiên. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng 26/6 tại nhà nguyện Marta.
Lên đường
Kitô hữu mà chỉ dậm chân tại chỗ, thì không phải là Kitô hữu chính danh. Vì khi dậm chân tại chỗ, có nghĩa là người ấy bị cài đặt bởi quá nhiều điều, và không còn chỗ cho sự ngạc nhiên của Thiên Chúa. Con đường ngạc nhiên, con đường của niềm tin đặt nơi Chúa, giống như câu chuyện của Abraham hôm nay. Abraham cho thấy phong cách mà một Kitô hữu cần. Đó là ba khía cạnh: lên đường, lời hứa, và chúc phúc.
Thiên Chúa đã sai Apraham lên đường, rời bỏ xứ sở, rời bỏ quê hương. Các ngôn sứ cũng thế, ví như ngôn sứ Elisa. Câu chuyện ơn gọi của các môn đệ trong Tin Mừng cũng vậy. Chúa Giêsu mời gọi các ông, các ông bỏ lại mọi sự và lên đường theo Chúa. Nếu không có khả năng từ bỏ, thì chưa phải là Kitô hữu chính danh. Bởi lẽ khi chưa biết từ bỏ, họ không thể sống kinh nghiệm từ bỏ và chịu đóng đinh như Chúa Giêsu trên thập giá. Còn Apraham, ông vâng theo tiếng Chúa gọi, ông bỏ lại mọi sự và lên đường theo lời Chúa hứa.
Lời hứa
Người Kitô không dùng bói toán để đoán biết tương lai, cũng không có những quả cầu phalê để đoán số mệnh… Không. Không. Kitô hữu không biết mình đi đâu, chỉ biết rằng mình đi theo lời hướng dẫn. Đó là đi theo lời hứa của Thiên Chúa. Như Thiên Chúa nói với Apraham, rằng Chúa sẽ ban cho ông đất hứa làm gia nghiệp. Tuy nhiên, Apraham không xây nhà, mà chỉ cắm lều, lập bàn thờ để thờ phượng Thiên Chúa, và rồi ông tiếp tục bước đi, tiếp tục lên đường, luôn luôn lên đường.
Cuộc hành trình luôn bắt đầu mỗi sáng. Đó là con đường tin tưởng nơi Chúa, mở ra trước những ngạc nhiên của Thiên Chúa, có cả những điều chưa tốt, cả những điều tệ nữa, chúng ta thử nghĩ về người bệnh, thử nghĩ về người chết. Dù thế nào, đó cũng là con đường mở, là con đường Thiên Chúa dẫn chúng ta đến nơi an toàn, đến nơi Chúa dọn sẵn. Khi sống như thế, người ấy đang tiến bước, đang sống trong chiếc lều, một chiếc lều thiêng liêng. Tâm hồn chúng ta nhiều khi bị mắc kẹt trong những hệ thống, bị cài đặt bởi quá nhiều thứ, mà đánh mất không gian, không còn chỗ cho những lời hứa. Làm như thế, chúng ta không còn tiến bước, không còn là người Kitô hữu đích thực.
Chúc phúc
Kitô hữu là người được Thiên Chúa chúc phúc, và rồi đến lượt mình, họ đi chúc phúc cho tha nhân. Đây chính là đời sống Kitô của chúng ta. Bởi vì mọi người kể cả giáo dân đều phải chúc phúc cho người khác, đều phải chúc phúc cho tha nhân chính phúc lành mà họ đã nhận nơi Thiên Chúa. Thường thì chúng ta có thói quen không chúc lành cho người thân láng giềng. Chúng ta hãy sống như tổ phụ Abraham đã sống: đó là lên đường, là từ bỏ, là tin tưởng vào lời Thiên Chúa hứa, là sống không có gì đáng chê trách. Đời sống người Kitô đơn giản là thế.

Nguồn: http://vietvatican.net
Nguồn : giaolyductin.net


ĐTC Gửi Sứ Điệp Cho Đại Hội Quốc Tế Giáo Lý Bên Argentina

ĐTC gửi sứ điệp cho Đại hội quốc tế giáo lý bên Argentina

BUENOS AIRES: Trong sứ điệp gửi đại hội quốc tế giáo lý nhóm tại Buenos Aires trong các ngày từ 11 tới 14 tháng 7, ĐTC khích lệ các giáo lý viên chu toàn sứ mệnh phục vụ Giáo Hội của mình bằng cách  sống mật thiết với Chúa Giêsu và dùng mọi phương thế để loan báo Ngài, trước hết bằng chứng tá cuộc sống.
Đại hội quốc tế giáo lý do Học viện giáo lý của HĐGM Argentina cùng tổ chức với phân khoa Thần Học của đại học Công giáo Argentina với khẩu hiệu “Phúc cho những ai tin”. Trong số các thuyết trình viên cũng có ĐTGM Luis Francisco Ladaria dòng Tên Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và Đức Ông José Ruiz Arenas thư ký Hội đồng Toà Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.
Mở đầu sứ điệp ĐTC đã trích câu thánh Phanxicô thành Assisi trả lời các tu sĩ xin thánh nhân dậy cho các vị biết giảng dậy: “Hỡi anh em, khi chúng ta thăm viếng các người đau yếu, giúp đỡ trẻ em và cho người nghèo ăn là chúng ta đã giảng dậy rồi”. Câu trả lời hay đẹp này tóm gọn ơn gọi và nhiệm vụ của giáo lý viên. Giáo lý viên không phải là một công việc hay một nhiệm vụ bên ngoài con người của mình, nhưng là một ơn gọi phục vụ Giáo Hội, đã nhận được từ Chúa và phải thông truyền trong suốt cuộc đời. Giáo lý viên phải luôn luôn quy hướng về lời loan báo ban đầu là ơn thay đổi cuộc sống. Việc loan báo này phải đi kèm đức tin đã hiện diện trong tâm tình tôn giáo của dân tộc chúng ta. Cần phát triển tiềm năng lòng đạo đức và tình yêu thương nằm trong tâm tình tôn giáo bình dân để thông truyền các nội dung đức tin và tạo ra một trường đào tạo giúp vun  trồng ơn đã nhận lãnh.
Để được như thế, giáo lý viên phải là người bước đi từ Chúa Kitô và với Chúa Kitô, chứ không phải khởi hành từ các tư tưởng và sở thích của riêng mình. Càng biết lấy Chúa Kitô làm trung tâm điểm, giáo lý viên càng ra khỏi chính mình và gần gũi tha nhân, theo gương Chúa Giêsu sống thân tình với Thiên Chúa Cha rồi gặp gỡ các người đói khát, chữa lành họ và cứu vớt họ.
Sự kiện này giải thích tầm quan trọng của giáo lý trong việc cử hành các bí tích khai tâm kitô. Cuộc sống kitô là một tiến trình lớn lên và hội nhập mọi chiều kích  của con người trong một lộ trình lắng nghe và đáp trả (Evangelii Gaudium, 166).
Giáo lý viên cũng phải là một người có óc sáng tạo, biết sử dụng và sáng chế ra các phương tiện và hình thức khác nhau để loan báo Chúa Kitô, biết gặp gỡ các dấu chỉ mới và các hình thức mới để thông truyền đức tin. Các phương pháp có thể khác nhau, nhưng quan trọng là kiểu  loan báo của Chúa Giêsu, thích ứng với mọi người kiếm tìm Thiên Chúa.
Sau cùng ĐTC cám ơn các giáo lý viên vì những gì họ làm và các nỗ lực của họ đồng hành với dân Chúa (REI 12-7-2917)
Tác giả: Linh Tiến Khải
Nguồn: http://vietvatican.net
NGUỒN: giaolyductin.net


Thuyết trình 5: ĐÀO TẠO GIÁO LÝ VIÊN CHỨNG NHÂN NIỀM VUI TIN MỪNG

ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC LẦN V –
Thuyết trình 5: ĐÀO TẠO GIÁO LÝ VIÊN CHỨNG NHÂN NIỀM VUI TIN MỪNG

Các bạn giáo lý viên quý mến, hôm nay tôi đến đây với tư cách Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin, nhưng đồng thời cũng với tư cách một người bạn, chia sẻ với những người bạn giáo lý viên khác về một đề tài chắc chắn là hữu ích cho tất cả các bạn giáo lý viên : “Đào tạo giáo lý viên - chứng nhân niềm vui Tin Mừng”.
Trước hết, chúng ta nên đề cập đến các điều kiện và các thái độ Giáo Hội chờ đợi nơi các bạn giáo lý viên.

Thuyết trình 4: DẠY GIÁO LÝ: ĐÀO TẠO KITÔ HỮU HIỆP THÔNG VỚI MỌI NGƯỜI

ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC LẦN V –
Thuyết trình 4: DẠY GIÁO LÝ: ĐÀO TẠO KITÔ HỮU HIỆP THÔNG VỚI MỌI NGƯỜI


Đào tạo các Kitô hữu biết sống hiệp thông với mọi người có lẽ là một đề tài xa lạ với quan niệm cổ truyền về việc dạy giáo lý, nhưng thực ra đó lại là một chiều kích không thể thiếu. Qua nhiều thế hệ, việc dạy giáo lý được quan niệm như là hoạt động dạy cho tín hữu biết những điều phải “tin-giữ-xin-chịu”: tin vào Chúa, giữ các giới răn, cầu xin, chịu các bí tích. Ngày nay, việc dạy giáo lý được hiểu là công cuộc đào tạo những con người Kitô hữu sống mầu nhiệm hiệp thông : “Mục đích tối hậu của việc dạy giáo lý là làm cho con người không những tiếp xúc, mà còn được hiệp thông mật thiết với Chúa Giêsu Kitô ; nhờ đó, con người được kết hợp với Chúa Cha, với Chúa Thánh Thần, với Hội Thánh, và với nhân loại” (Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý tại Việt Nam 2017, số 39).
Dạy giáo lý là một hình thức đặc biệt của sứ vụ loan báo Tin Mừng ; mà sứ vụ Phúc Âm hóa lại bắt nguồn từ sự hiệp thông và hướng đến sự hiệp thông: “Hiệp thông và sứ vụ là hai việc không thể tách rời nhau. Chúng thẩm thấu và bao hàm nhau, đến nỗi có thể nói «hiệp thông vừa là gốc vừa là hoa trái của sứ vụ : hiệp thông đưa tới truyền giáo và truyền giáo được hoàn thành trong sự hiệp thông»” (Tông huấn Giáo hội tại châu Á, số 24).
1)    Tinh thần hiệp thông
Nói một cách chính xác, sự hiệp thông (communio) là sự kết hợp cá vị của từng Kitô hữu với Ba Ngôi Thiên Chúa ; sự kết hợp ấy khởi đầu với đức tin và bí tích Rửa tội, nhờ đó họ được trở nên chi thể trong Nhiệm Thể Hội Thánh và thông phần sự sống của Ba Ngôi, và sự kết hợp ấy đạt cao điểm nơi bí tích Thánh Thể.
Vì thế, ngoài sự hiệp thông với các Giáo hội Kitô khác, sự hiệp thông với mọi người được bàn ở đây được hiểu theo nghĩa thông thường như là sự hợp nhất. Cũng như tất cả các sinh hoạt khác của Hội Thánh, việc dạy giáo lý không thể đi ra ngoài căn tính của Hội Thánh như là bí tích cứu độ, nghĩa là dấu chỉ và phương tiện của sự hợp nhất của loài người với Thiên Chúa và của loài người với nhau (x. Hiến chế Ánh sáng muôn dân, số 1). Sự hiệp thông với mọi người là hoa trái của sự hiệp thông với Ba Ngôi và hiệp thông trong Hội Thánh.
Bản Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý tại Việt Nam 2017 số 56 đưa ra những chỉ dẫn liên quan đến việc kiến tạo hiệp thông với mọi người :
“Việc dạy giáo lý phải vượt ra khỏi khuôn khổ của một «lớp học», vươn ra các vấn đề xã hội nhằm xây dựng thiện ích chung theo Tin Mừng. Để thực hiện điều đó, giáo lý viên giúp học viên giáo lý :
-         Quan tâm nhiều hơn đến những chuyển biến của xã hội, biết đọc các dấu chỉ của thời đại để khám phá ra sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa, lắng nghe lời mời gọi của Ngài trong các hoàn cảnh khác nhau ;
-         Có khả năng diễn tả niềm xác tín của mình khi học giáo lý, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng chứng tá về một cuộc sống tốt đẹp, cả về thể lý lẫn tinh thần, nhờ sống theo các giá trị Tin Mừng ;
-         Có khả năng đáp lại lời mời gọi của Chúa ngay trong cuộc sống, bằng cách dấn thân xây dựng và bảo vệ môi trường, quan tâm đến người nghèo, đối thoại với các nền văn hóa, với các tôn giáo và với người vô thần, đồng thời hợp tác với mọi thành phần trong xã hội phục vụ cho công ích và cho sự sống của con người”.
Nói một cách cụ thể, các tín hữu Công giáo cần kiến tạo sự hợp nhất với các Kitô hữu khác, với các tôn giáo và các nền văn hóa, với tất cả mọi người trong xã hội, bằng đối thoại, cầu nguyện, cộng tác, dấn thân phục vụ…
Để có được sự hiệp thông với mọi người, cần có tâm thế hiệp thông, với một số thái độ cơ bản nơi chủ thể.
1-    Cái nhìn tích cực về nhau
Tinh thần hiệp thông khởi đầu bằng nhãn quan tích cực, thiện cảm và yêu thương.
Năm 1054 Chính Thống giáo đã tách rời khỏi Hội Thánh Công giáo Roma và hai bên ra vạ tuyệt thông cho nhau. Phải chờ cho đến ngày 6-1-1964, ĐTC Phaolô VI mới có thể tạo ra bước ngoặt khi gặp gỡ và ôm hôn Thượng Phụ Athenagoras tại Giêrusalem. Người ta gọi đó là cái hôn lịch sử, vì từ cái hôn đó, vào ngày 7-12-1965, sát ngày bế mạc Công đồng Vaticano II, ĐTC Phaolô VI và Thượng Phụ Athenagoras của Constantinopolis đã cùng một lúc xóa bỏ vạ tuyệt thông lẫn nhau.
Ngày 31-10-1517, Martin Luther yết thị 95 mệnh đề tại cửa Nhà thờ lâu đài Wittemberg bên Đức. Cuộc Cải cách của Martin Luther mở đầu cho sự xuất hiện của Tin Lành. Ngày 31-10-2016, ĐTC Phanxicô đã đến thành phố Lund, Thụy Điển, để cùng với Liên hiệp Tin Lành Luther thế giới tưởng niệm 500 năm cuộc cải cách của Martin Luther. Liên hiệp này hiện qui tụ 145 Giáo hội Tin Lành Luther tại 98 quốc gia trên thế giới với tổng số 74 triệu tín hữu. Lễ tưởng niệm có chủ đề là “Từ xung khắc đến hiệp thông - Liên kết trong hy vọng” đã diễn ra tại Nhà thờ chính tòa giáo phận Lund. Trong buổi cầu nguyện, hai đại diện của Tin Lành Luther và Công giáo đã nhìn nhận những đau thương các tín hữu hai Giáo hội đã gây ra cho nhau trong lịch sử và cầu xin Chúa tha thứ.
ĐGH Bênêđictô 16 phát biểu trong Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hòa bình tại Assisi, 27-10-2011 :
“Chúng ta thấy tôn giáo như nguyên nhân gây ra bạo lực ngay cả khi bạo lực được những người bênh vực tôn giáo dùng để chống lại những người khác. Những người đại diện của các tôn giáo tham dự cuộc gặp gỡ Assisi năm 1986 đã muốn nói lên – và chúng ta mạnh mẽ lặp lại điều này một cách quả quyết – rằng : đó không phải là thực chất của tôn giáo. Trái lại đó là sự ngụy tạo tôn giáo và nó góp phần tiêu diệt tôn giáo … Là Kitô hữu, tôi muốn đề cập đến sự việc này : phải, trong lịch sử, bạo lực đã được sử dụng nhân danh đức tin Kitô giáo. Chúng tôi thật hổ thẹn khi nhìn nhận điều đó. Nhưng rõ ràng rằng đức tin Kitô giáo đã bị lạm dụng, trái ngược hoàn toàn với bản chất thực sự của niềm tin này.”
Muốn kiến tạo hiệp thông, cần có cái nhìn tích cực : không những không lên án nhau, mà còn nhìn nhận những điều tốt điều đúng nơi người khác, đồng thời nhìn nhận lỗi lầm riêng của mình. Nếu không, sẽ chẳng bao giờ xây dựng được sự hợp nhất.
2-    Đối thoại
Đối thoại (dia-logue) là lời nói qua nói lại, lời của hai người nói với nhau, là lời từ trái tim đến trái tim, nhằm hiểu biết lẫn nhau xuyên qua lời nói và cùng nhau phục vụ hạnh phúc của con người.
“Đối thoại không phải chỉ là một chiến thuật để sống chung hoà bình giữa các dân tộc ; nhưng đó là một phần thiết yếu trong sứ mạng Hội Thánh, vì nó xuất phát từ chính sự đối thoại yêu thương của Chúa Cha với nhân loại thông qua Chúa Con trong quyền năng Chúa Thánh Thần. Hội Thánh chỉ có thể hoàn thành sứ mạng của mình theo một cách giống như cách Thiên Chúa đã làm trong Đức Giêsu Kitô : Ngài trở thành con người, chia sẻ cuộc sống con người và nói bằng ngôn ngữ loài người để truyền đạt sứ điệp cứu độ. Sự đối thoại mà Hội Thánh đề xuất được xây dựng dựa trên nền tảng là lôgíc của sự Nhập Thể. Bởi đó, không phải vì điều gì khác hơn là do liên đới một cách nhiệt tình, vô vị lợi, mà Hội Thánh đã mở cuộc đối thoại với những con người Á Châu đang tìm kiếm sự thật trong tình thương.” (Tông huấn Giáo hội tại châu Á, số 29)
Để có thể đối thoại, cần đi ra khỏi mình và biết lắng nghe. Không thể đối thoại nếu không biết nghe. Đôi lúc ta như hai người điếc, không nghe hoặc nghe mà không hiểu mà vẫn cứ muốn nói, nên rốt cuộc là mỗi người nói một điều và không bao giờ gặp nhau như hai đường thẳng song song ; hoặc cùng nói một điều nhưng lại cãi nhau.
Tin Lành và Công giáo xa cách nhau 500 năm vì mỗi người hiểu “công chính hóa” theo kiểu của mình. Nhưng từ sau Công đồng Vaticanô II, nhờ đối thoại, Giáo hội Tin lành Luther và Công giáo đã ký kết Tuyên bố chung về học thuyết công chính hóa, vào ngày 31-10-1999 tại Augsbourg. Sau đó, ngày 17-6-2013, trước mặt Hội đồng Hiệp hội các Giáo hội Luther thế giới (FLM) tại Thụy Sĩ, Ðức hồng y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh Cổ võ sự Hiệp nhất các Kitô hữu, đã giới thiệu Bản Tuyên ngôn chung của hai Giáo hội Luther và Công giáo : "Từ xung đột đến hiệp thông : kỷ niệm chung của Luther-Công giáo trong năm 2017".
3-    Cùng nhau hành động vì thiện ích chung
Tinh thần hiệp thông thúc đẩy các Kitô hữu ra khỏi mình để dấn thân phục vụ tha nhân. Trong buổi tiếp kiến chung ngày 27-3-2013, ĐTC Phanxicô mời gọi : “Theo Chúa Giêsu có nghĩa là học cách ra khỏi chính mình, để đi gặp tha nhân, nhất là những người bị lãng quên, những người đang cần được cảm thông hơn cả, cần an ủi, giúp đỡ. Theo Chúa Kitô, đòi ta phải «ra khỏi» chính mình, ra khỏi lối sống đức tin mệt mỏi chỉ theo thói quen, ra khỏi cám dỗ co cụm trong những khuôn khổ của mình, và rốt cuộc khép kín chân trời hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa. Thiên Chúa ra khỏi mình để đến ở giữa chúng ta, Ngài đã cắm lều giữa chúng ta để mang đến cho chúng ta lòng từ bi của Thiên Chúa, thì bản thân chúng ta cũng phải trở nên giống Ngài như vậy.”
Sự phục vụ cũng phải phát xuất từ tinh thần hiệp thông, vượt trên mọi e dè nghi ngại vì khép kín co cụm. Tin Mừng là động lực của hợp tác để kiến tạo hòa bình và phát triển, chứ không thể là cớ để ngăn cách phe nhóm. 
Tin Mừng Marcô kể: “Ông Gioan nói với Đức Giêsu : «Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta.»  Đức Giêsu bảo : «Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.»” (Mc 9, 38-40).
ĐTC Bênêđictô 16 nói trong Sứ điệp truyền giáo 2010 : “Trong một xã hội đa chủng tộc ngày càng kinh nghiệm nhiều hơn những hình thức cô đơn và lãnh đạm, người Kitô hữu phải học biết trao ban những dấu hiệu của niềm hy vọng và trở thành anh chị em của mọi người, khi vun trồng các lý tưởng lớn nhằm biến đổi lịch sử, và, không chút ảo tưởng hay lo sợ viễn vông, biết dấn thân làm cho hành tinh này trở thành ngôi nhà của mọi dân tộc … Tin Mừng là men của tự do và phát triển, là nguồn mạch của tình huynh đệ, sự khiêm nhường và hoà bình”.
2)    Hiệp thông với mọi người
a)    Hiệp thông với các Giáo hội Kitô
Với Sắc lệnh về đại kết, Công đồng Vaticanô II cho thấy giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội Kitô khác đã có sự hiệp thông theo nghĩa hẹp rồi, hiệp thông thực sự dù chưa trọn vẹn. Sự hiệp thông này đặt nền tảng trên lòng tin vào Đức Kitô và bí tích Rửa tội. Các cộng đoàn Kitô khác cũng được gọi là Giáo hội hoặc cộng đoàn Giáo hội, vì họ cũng chứa đựng nhiều yếu tố cấu thành Hội Thánh, tuy không đầy đủ.
Từ đó, Hội Thánh Công giáo không còn gọi các Giáo hội Kitô khác là ly khai, nhưng là anh chị em. Từ nay tất cả các Giáo hội, Công giáo cũng như các Giáo hội Kitô khác, không được lên án nhau, mà cùng nhau tìm về hợp nhất như ước muốn của Đức Kitô. Sự chia rẽ giữa các Kitô hữu là gương xấu rất lớn cản trở công cuộc loan báo Tin Mừng. Công cuộc kiến tạo hợp nhất giữa các Giáo hội được gọi là “đại kết”.
“Muốn cho công cuộc đại kết được trung thực và sinh kết quả, phía người Công giáo cần phải có một số thái độ căn bản : trước hết là bác ái, biểu lộ qua sự nhân hậu và lòng khao khát cộng tác mỗi khi có thể với tín hữu các Giáo hội và các Cộng đồng khác ; thứ đến là trung thành đối với Giáo hội Công giáo của mình, dù vẫn không làm ngơ hay phủ nhận những khuyết điểm của một số thành phần trong Giáo hội ; ba là phải có óc phân định để biết đánh giá tất cả những gì là tốt đẹp và đáng khen. Sau cùng là chân thành ước ao được thanh tẩy và được đổi mới.” (Tông huấn Giáo hội tại châu Á, số 30)
Công cuộc đại kết có thể được thực hiện trên nhiều bình diện :
-  Đại kết về tinh thần : tha thứ cho nhau, sống thánh thiện, cầu nguyện ;
-  Đại kết về thần học : nghiên cứu đạo lý, tìm ra những tương đồng và dị biệt, điều chính điều phụ, nội dung cốt lõi và cách diễn tả ;
-  Đại kết trong hành động : cộng tác với nhau trong các công tác bác ái nhằm phục vụ nhân loại.
Trong thực tế tại Việt Nam, ngoài các tín hữu Công giáo, dường như chỉ có anh chị em Tin Lành là Kitô hữu, với khoảng 400.000 vào năm 1999 và tăng lên 1.200.000 vào năm 2005.
Trước năm 1975, một số chuyên viên Kinh Thánh của Công giáo và Tin Lành đã làm việc chung với nhau để dịch một phần Kinh Thánh sang tiếng Việt.
Các tín hữu Công giáo có thể học hỏi nơi anh chị em Tin Lành lòng hăng say học hỏi Kinh Thánh và cầu nguyện với Lời Chúa, nhiệt thành loan báo Chúa Giêsu bằng nhiều cách.
Phê bình nói xấu hoặc cạnh tranh là cám dỗ cho các Kitô hữu từ hai Giáo hội. Cần đi theo hướng dẫn của Hội Thánh để nhìn nhận giá trị tích cực của nhau, hướng tới một cuộc đối thoại để cùng làm chứng cho Tin Mừng chứ không tìm củng cố vị thế của mình.
Trong hoạt động dạy giáo lý, cần củng cố đức tin cho học viên. Có những vấn nạn động chạm đến những điều cốt yếu của đức tin Công giáo. Có thể các học viên đã nhiều lần đối diện với những câu hỏi ấy, nên cần được hướng dẫn để có thể “luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hòa và với sự kính trọng” (1Pr 3, 15-16).
b)    Đối thoại với các tôn giáo
Sự hiệp thông với các tôn giáo được hiểu như là tiếp xúc, đối thoại và cộng tác với tín đồ các tôn giáo khác.
Tuyên ngôn Vào thời đại chúng ta (28-10-1965) của Công đồng Vaticanô II và tông huấn Giáo hội tại châu Á số 31 (6-11-1999) của ĐTC Gioan-Phaolô II đã chỉ ra các nguyên tắc cho việc đối thoại với các với các tôn giáo.
Đối thoại liên tôn giáo không phải chỉ là một cách để giúp các bên hiểu biết nhau và làm giàu cho nhau, mà còn là một phần trong chính sứ mạng Phúc Âm hoá.
Hội Thánh nhìn nhận bất cứ điều gì chân thật và thánh thiện trong các truyền thống tôn giáo, tuy nhiên không phải vì thế mà Hội Thánh quên đi sứ mạng của mình là minh nhiên tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là "đường đi, sự thật và sự sống".
Trong quá trình đối thoại, "không được bỏ qua những nguyên tắc hay theo chủ nghĩa thoả hiệp giả tạo, trái lại, cả hai bên đều phải đưa ra và tiếp nhận được những bằng chứng giúp nhau tiến tới trên con đường tìm tòi và sống kinh nghiệm tôn giáo, cũng như loại trừ những thành kiến, thái độ bất khoan nhượng và những ngộ nhận về nhau. Chỉ những ai có đức tin Kitô giáo trưởng thành và sâu sắc mới đủ tư cách tham gia việc đối thoại liên tôn chính hiệu.” (Giáo hội tại châu Á số 31).
Cuộc đối thoại cần được thực hiện bằng cuộc sống và bằng tình yêu, với con tim dịu dàng khiêm tốn, cởi mở, có thiện chí lắng nghe nhau, tôn trọng và cảm thông với người khác trong sự dị biệt của họ.
Đó là điều kiện cơ bản để từ đó có thể gặp gỡ, cộng tác, hoà hợp và làm giàu cho nhau, qua những hoạt động cụ thể như trao đổi mang tính hàn lâm giữa các chuyên gia về các truyền thống tôn giáo, cùng nhau hoạt động cho sự phát triển con người toàn diện, bảo vệ các giá trị nhân bản và tôn giáo.
Cuộc gặp gỡ giữa Hội Thánh Công giáo và đại biểu các tôn giáo khác trên thế giới tại Assisi ngày 27-10-1986 cho thấy mọi người có tôn giáo không cần phải từ bỏ truyền thống của mình, vẫn có thể tham gia cầu nguyện và hoạt động cho hoà bình và thiện ích của nhân loại.
Tại Việt Nam, có tín đồ của Phật giáo (khoảng 12 triệu), Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Hồi giáo, Ba Ha’i, Balamon… Trong lịch sử, sự căng thẳng giữa một số Kitô hữu Công giáo và tín đồ Phật giáo không phải là không có, và đôi khi phát xuất từ nhiều động cơ.
Cuộc đối thoại liên tôn mới chỉ được thực hiện ở tầm mức cá nhân hay tập thể nhỏ, qua một vài cuộc gặp gỡ, mừng lễ, giao lưu hữu nghị hoặc hợp tác trong hoạt động từ thiện. Tại Học viện Mục vụ của TGP Sài Gòn, đã có các khóa học về mục vụ đối thoại liên tôn để học hỏi về các tôn giáo, giáo huấn của Hội Thánh về đối thoại liên tôn và kỹ năng thực hành đối thoại liên tôn.
Khá nhiều tín hữu Công giáo còn e dè trong việc gặp gỡ và hợp tác với tín đồ của các tôn giáo, thậm chí không ít người vẫn còn giữ cái nhìn tiêu cực hoặc kết án các tôn giáo khác. Hơn ai hết, giáo lý viên cần học hỏi giáo huấn của Hội Thánh để sống tinh thần hiệp thông và gieo rắc tinh thần hiệp thông ấy cho các thế hệ Kitô hữu trẻ.
“Chúng ta, những người Phật tử và Kitô hữu, chúng ta đang sống trong một thế giới thường quá bị sâu xé bởi sự áp bức, thói ích kỷ, chế độ bộ tộc, những đối lập sắc tộc, trào lưu thủ cựu tôn giáo và bạo lực ; một thế giới trong đó ‘tha nhân’ bị coi và đối xử như là một hữu thể hạ đẳng không phải là người hay như một ai đó phải sợ hãi và, nếu có thể, phải loại trừ. Tuy nhiên, chúng ta được mời gọi, trong tinh thần hợp tác với tất cả các người hành hương thiện chí, tôn trọng và bảo vệ nhân tính chúng của chúng ta trong sự đa dạng xã hội-kinh tế, chính trị và tôn giáo. Bén rễ trong những xác tín tôn giáo khác nhau, chúng ta được mời gọi công khai tố giác mọi sự xấu xa trong xã hội vốn làm hại đến tình huynh đệ ; chữa lành người khác khỏi những gì ngăn cản họ lớn lên trong sự quảng đại vô vị lợi, trở nên những người hòa giải phá đổ các bức tường chia rẽ trong xã hội, và thăng tiến một tình huynh đệ đích thực giữa các cá nhân và các nhóm người.” (Thư chúc mừng của Hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Đối Thoại Liên Tôn, dịp lễ Vesakh 2014).
c)     Đối thoại với mọi người trong xã hội
Theo thống kê 2005, Việt Nam có khoảng 81% dân số được ghi là những người không theo tôn giáo nào. Trong thực tế, đại đa số sống theo tín ngưỡng dân gian, như niềm tin vào Ông Trời, tôn kính Ông Bà Tổ Tiên, đời sống tâm linh và nhân sinh quan mang đậm dấu ấn của Tam giáo (Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo). Tín ngưỡng dân gian này ảnh hưởng sâu đậm trong lòng người dân Việt và trở thành một nền văn hóa tâm linh, nên ngay cả nhiều người tự nhận là vô thần cũng sống theo nhân sinh quan của tín ngưỡng dân gian này.
Cần phải “tập trung chú ý tới hoạt động vừa nhiều vừa đa dạng của Chúa Thánh Thần, Đấng vẫn tiếp tục gieo các hạt giống chân lý vào các dân tộc, tôn giáo, văn hoá và triết lý của họ. Nói thế có nghĩa là những tôn giáo, văn hoá và triết lý ấy có thể giúp con người, cá nhân lẫn tập thể, chống lại sự dữ và phục vụ sự sống cũng như tất cả những gì tốt đẹp. Lực lượng tử thần luôn luôn tìm cách cô lập con người, xã hội và các cộng đồng tôn giáo với nhau, gieo rắc nghi ngờ và cạnh tranh, đưa người ta tới chỗ xung đột với nhau. Ngược lại, Thánh Thần luôn nâng đỡ con người đi tìm sự hiểu biết và đón nhận nhau. Thế nên, Thượng Hội Đồng đã có lý khi xem Thánh Thần Thiên Chúa là tác nhân chính yếu của việc đối thoại giữa Hội Thánh với mọi dân tộc, mọi nền văn hoá và mọi tôn giáo.” (Giáo hội tại châu Á số 15).
Để đối thoại với mọi người trong cộng đồng dân tộc, các tín hữu Công giáo Việt Nam cần nhìn nhận và sống những giá trị tích cực trong văn hóa của dân tộc mình. “Người Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đời, luôn đề cao các giá trị tinh thần và đạo đức như uống nước nhớ nguồn, thờ cha kính mẹ, tình nghĩa gia đình, tình làng nghĩa xóm, tôn sư trọng đạo, trọng tín nghĩa, khẳng khái, chân thành, thậm chí sẵn sàng chết vì lòng trung nghĩa, đoàn kết hào hùng chống ngoại xâm.” (Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý tại Việt Nam 2017, số 10)
Hiện nay trong đời sống xã hội, các lễ hội dân gian và nhiều phong trào như tin vào phong thủy, ngoại cảm, đang tạo nên một loại văn hóa tâm linh, thậm chí các tôn giáo đúng nghĩa nhiều khi cũng bị giản lược thành văn hóa tâm linh. Điều xem ra nghịch lý là trong một thế giới khoa học kỹ thuật, tuyên xưng vô thần, nhiều người lại tin vào một quyền lực huyền bí nào đó, vu vơ, mơ hồ, với mong ước được thuận lợi trong đời sống hằng ngày, nhất là về vật chất. Hiện tượng mê tín dị đoan cũng phát xuất từ đó.
Nhiều tín hữu Công giáo cũng chịu sự tác động của văn hóa thời đại này. Không ít Kitô hữu cũng đi nước đôi trong đời sống tôn giáo : một đàng vẫn thực hành những việc đạo đức, nhưng đồng thời lại làm những việc mê tín dị đoan không phù hợp với đức tin Công giáo.
Để có thể đối thoại với mọi người trong xã hội, việc dạy giáo lý phải giúp cho tín hữu Công giáo hiểu niềm tin của mình, xác tín về tính đặc thù của đức tin Công giáo, chứ không phải theo quan niệm đánh đồng “đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành” và cầu xin thần thánh trợ giúp.
Ngoài ra, đạo hiếu là một nhịp cầu hết sức cần thiết và hữu hiệu liên kết các Kitô hữu và mọi người dân Việt. Từ ngày lập quốc đến nay, đạo hiếu đã luôn là rường cột trong nền luân lý của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hiếu thảo được thể hiện không những đối với cha mẹ là Hạ Phụ, mà còn đối với Thiên Chúa là Thượng Phụ, với Quân Vương là Trung Phụ.
Việc dạy giáo lý cần cổ võ đặc biệt lòng tôn kính tổ tiên. Trong hằng trăm năm, người Công giáo bị hiểu lầm là theo văn hóa ngoại lai nên từ bỏ ông bà cha mẹ, đặc biệt trong việc cúng giỗ. “Những cử chỉ, thái độ và nghi lễ tự nó hoặc do hoàn cảnh, có một ý nghĩa thế tục rõ ràng là để tỏ tinh thần ái quốc, lòng hiếu thảo, tôn kính hoặc tưởng niệm tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ (như treo ảnh, hình, dựng tượng, nghiêng mình bái kính, chưng hoa đèn, tổ chức ngày kỵ, giỗ...) thì được thi hành và tham dự cách chủ động” (Thư của Bộ Truyền Giáo về việc tôn kính Tổ Tiên, ngày 20-10-1964).
Trong đời sống gia đình, lòng tôn kính tổ tiên và hiếu thảo cũng chính là chứng từ có tính thuyết phục góp phần rất lớn vào công cuộc loan báo Tin Mừng. Trong các khóa giáo lý hôn nhân, cần giúp các bạn trẻ kết hôn với người bên lương (không được rửa tội hoặc có rửa tội) lưu tâm tới tầm quan trọng của điều này.
Cũng thế, các khóa giáo lý cần giúp cho người Công giáo sau khi kết hôn về sống giữa gia đình bên lương, phải trở thành một Kitô hữu thật tốt để làm tỏa sáng vẻ hấp dẫn của đức tin Công giáo. Một bạn trẻ Công giáo kết hôn với người bên lương càng cần xác tín và sống đức tin của mình gấp nhiều lần hơn bình thường.
Việc đối thoại với mọi người trong xã hội cũng đòi các Kitô hữu mở rộng trái tim và đôi tay để hợp tác với mọi người thiện chí trong công cuộc lành mạnh hóa xã hội và thăng tiến con người. Hiện nay hiện tượng xuống cấp về đạo đức và văn hóa trong xã hội là rất đáng lo ngại. Bất công, gian dối, bạo lực, tàn ác, ngày càng lan rộng và trầm trọng. Môi trường sống bị hủy hoại, người nghèo bị bỏ rơi, người yếu thế bị áp bức và loại trừ…
Trước thực trạng đó, phải cấp bách đưa học thuyết xã hội của Giáo hội vào chương trình giáo lý, nhất là cho người trưởng thành. Giáo lý không còn chỉ là dạy “giữ tin xin chịu”, nhưng còn là dạy “làm”, hành động để thăng tiến phẩm giá con người cách toàn diện. Kế hoạch của loan báo Tin Mừng là Phúc Âm hóa con người toàn diện, gồm cả hồn lẫn xác, cả cá nhân và xã hội, cả con người và vũ trụ vật chất.
Để kết
Trong sứ điệp gửi Đại hội giáo lý quốc tế tại Buenos Aires (từ 11 đến 14-7-2017), ĐTC Phanxicô khích lệ các giáo lý viên chu toàn sứ mệnh phục vụ Hội Thánh bằng cách  sống mật thiết với Chúa Giêsu và dùng mọi phương thế để loan báo Ngài, trước hết bằng chứng tá cuộc sống.
Mở đầu sứ điệp, ĐTC trích câu của thánh Phanxicô Assisi trả lời các tu sĩ xin thánh nhân dạy cho các vị biết giảng dạy : “Hỡi anh em, khi chúng ta thăm viếng các người đau yếu, giúp đỡ trẻ em và cho người nghèo ăn là chúng ta đã giảng dạy rồi”. ĐTC nói : “Câu trả lời hay đẹp này tóm gọn ơn gọi và nhiệm vụ của giáo lý viên. Giáo lý viên không phải là một công việc hay một nhiệm vụ bên ngoài con người của mình, nhưng là một ơn gọi phục vụ Hội Thánh, đã nhận được từ Chúa và phải thông truyền trong suốt cuộc đời. Giáo lý viên phải luôn luôn quy hướng về lời loan báo ban đầu là ơn thay đổi cuộc sống. Việc loan báo này phải đi kèm đức tin đã hiện diện trong tâm tình tôn giáo của dân tộc chúng ta. Cần phát triển tiềm năng lòng đạo đức và tình yêu thương nằm trong tâm tình tôn giáo bình dân để thông truyền các nội dung đức tin và tạo ra một trường đào tạo giúp vun trồng ơn đã nhận lãnh.
Để được như thế, giáo lý viên phải là người bước đi từ Chúa Kitô và với Chúa Kitô, chứ không phải khởi hành từ các tư tưởng và sở thích của riêng mình. Càng biết lấy Chúa Kitô làm trung tâm điểm, giáo lý viên càng ra khỏi chính mình và gần gũi tha nhân, theo gương Chúa Giêsu sống thân tình với Thiên Chúa Cha rồi gặp gỡ các người đói khát, chữa lành họ và cứu vớt họ.”
Khi được hỏi về nét đặc thù giữa ba vị Giáo hoàng vĩ đại gần đây, ĐHY Blase Joseph Cupich, tổng giám mục Chicago, nói : ĐTC Gioan-Phaolô II dạy cho chúng ta biết ta phải làm gì (What we should do ?), ĐTC Bênêđictô XVI dạy cho ta biết tại sao ta phải làm điều đó (Why we should do ?), còn ĐTC Phanxicô bảo ta làm đi (Do !), và ngài đã làm trước.
Dạy giáo lý cần phải là tổng hợp của cả ba điều đó.
+ Giuse Nguyễn Năng

CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1
Một trong những nhiệm vụ của việc dạy giáo lý là đào tạo các tín hữu Công giáo hiệp thông với các Kitô hữu khác qua hoạt động đối thoại đại kết.
1.     Những thuận lợi và khó khăn.
2.     Một cách cụ thể :
1)    Đưa việc đào tạo này vào phần nào trong tổng thể chương trình giáo lý ? Hoặc xen vào những chỗ nào ?
2)    Nội dung giảng dạy những gì ?
3)    Cho các học viên thực tập điều gì ?

Câu 2
Một trong những nhiệm vụ của việc dạy giáo lý là đào tạo các tín hữu Công giáo hiệp thông với tín đồ của các tôn giáo khác qua hoạt động đối thoại liên tôn.
1.     Những thuận lợi và khó khăn.
2.     Một cách cụ thể :
1)    Đưa việc đào tạo này vào phần nào trong tổng thể chương trình giáo lý ? Hoặc xen vào những chỗ nào ?
2)    Trong chương trình giáo lý, có cần trình bày các tôn giáo tại Việt Nam ?
3)    Các học viên cần thực tập điều gì ?
Câu 3
Một trong những nhiệm vụ của việc dạy giáo lý là đào tạo các tín hữu Công giáo hiệp thông với mọi người trong xã hội.
1.     Đạo hiếu và việc thờ kính tổ tiên góp phần thế nào trong công cuộc Phúc-Âm-hóa tại Việt Nam ?
Trong việc dạy giáo lý, dạy cho các dự tòng thế nào ? Dạy cho các tín hữu Công giáo kết hôn với người bên lương hoặc với dự tòng thế nào ?
2.     Giáo huấn xã hội của Giáo hội có chỗ đứng nào trong chương trình giáo lý ?

Tác giả: + Giuse Nguyễn Năng
NGUỒN: giaolyductin.net


Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Cầu Cho Linh Hồn Cha Cố Tôma Nguyễn Văn Thượng

  Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Cầu Cho Linh Hồn Cha Cố Tôma Nguyễn Văn Thượng   18-04-2022 Hôm nay, Thứ Hai, ngày 18/4/2022, ngày thứ hai trong t...