SINH HOẠT GIÁO LÝ – THIẾU NHI THÁNH THỂ GIÁO PHẬN
Năm 2017-2018
Kontum, 10/01/2018
Theo thống kê năm 2016, giáo phận
Kontum có 3.260 giáo lý viên, đa phần anh chị GLV hướng dẫn các em học giáo lý
phổ thông. Bản ghi nhận sau đây trong diện giáo lý phổ thông cho các em còn nhỏ
tuổi, diện học sinh từ cấp tiểu học đến
cấp III phổ thông.
I - Quí cha chuẩn nhậm trưởng ban giáo lý - thiếu nhi thánh thể
và
trưởng giáo lý trong các Giáo hạt
A - Sau đây danh sách các cha trong nhiệm
kỳ 2017 được Đức cha chỉ định và danh sách các cha trưởng ban giáo lý trong
giáo hạt được các cha thuộc giáo Hạt đề cử.
NHIỆM
KỲ 2017-2018 : BAN ĐIỀU HÀNH :
1 – Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng
Sơn (Trưởng ban GL Gp.)
Dd: 0905219530
Email:
phuongquikt@gmail.com
2 - Lm. Gioan B. Hồ Quang
Huyên (Phó Tr. Ban, phụ trách gl giới trẻ)
Dd: 0973383622
Email:
jbhuyen05@yahoo.com
3- Lm Phaolô Nguyễn Văn Công
CSsR (Phụ Trách Gl Thiếu Nhi Thánh thể )
Dd: 0985656860
Email:
paulcong2001@yahoo.com
4 – Lm. GB. Trần Minh Đức (Phụ Trách sinh hoạt Thiếu
Nhi Thánh thể)
Dd: 0986033987
Email:jbtranminhduc@gmail.com
DANH SÁCH CÁC CHA PHỤ TRÁCH GIÁO LÝ HẠT (2017-2018 )
I/ MIỀN KONTUM
1/ Hạt Kontum : Lm. Ta-đê-ô Hồ Vĩnh Thịnh, Op
+ Dd:01685935037
+ Email: thinhpleiku@yahoo.com
2/ Hạt Đak Hà : Lm. Gioan Vũ Duy Ngữ
+ Dd: 0905865094
+ Email:
jvdn12@gmail.com
3/ Hạt Đăk Mot:
Lm. Tôma Thiện Lê Công Huy Khanh
+ Dd: 01688939169
II/ MIỀN GIALAI
1/ Hạt Pleiku : Lm. Alberto Nguyễn Văn Đáp CRM
+ Dd: 0988715511
+ Email:
dapnguyen65@yahoo.com.vn
2/ Hạt An Khê: Lm. GB. Nguyễn Đình Ngọc Huy
+ Dd : 01692480048
+ Email: ngochuyjb@gmail.com
3/ Hạt Ayunpa: Lm. Gioan Bosco Trần Thanh Phương
+ Dd : 0905921935
+ Email:
phuongmsvc@gmail.com
4/ Hạt Chư Prông: Lm. Giuse Đinh Công Túy SDB
+ Dd : 0919408830
+ Email:
jostuy@hotmail.com
5/ Hạt Chư-Sê : Lm. Giuse Nguyễn Công Minh (CSsR)
+ Dd: 0903703984
+ Email: jcscd113@gmail.com
6/ Hạt Mang Yang : Lm. Giuse Nguyễn Duy Tài
+ Dd: 0905280288 – 0979528530
+ Email: josduytai@gmail.com
7/ Hạt Chư Păh
Lm. Giu-se Trần Văn Long. Ofm
+Dd :0919709640
+Email.
joslongofm@gmail.com
II – Về tài liệu Giáo lý cho việc đào tạo và phục vụ
giáo lý trong Hạt.
1/ Chúng tôi đã gởi đến quí
cha qua Email cá nhân và cũng như đã được đăng lên trang mạng Giáo phận:
(1) tài liệu chính thức của Ủy ban Giáo
lý Đức tin có tựa đề : “Hướng dẫn Tổng Quát việc dạy giáo lý tại Việt
Nam “ năm 2017. (2) Chúng tôi soạn lại Tài liệu nầy theo cách xếp đặt
theo khung XEM – XÉT – LÀM.
Chúng tôi đã gởi đến quí cha
văn bản chính thức của Ủy Ban Giáo lý để nghiên cứu sâu sắc hơn vì có phần ghi
chú rất chi tiết và đầy đủ.
2/ Để quí cha nghiên cứu nội
dung tài liệu, làm hành trang cho mình và sau đó để phục vụ mục vụ trong giáo hạt,
quí cha tìm hiểu các đề tài sau đây như Ban giáo lý Việt Nam đề nghị (xin trích
nội dung của Ban thơ ký Giáo lý toàn quốc):
với
chủ đề: Đào tạo Giáo lý viên, con người của hiệp thông để loan báo Tin Mừng, được
khai triển và đào sâu qua 5 đề tài chính
-
Đề tài 1: Đào tạo Giáo lý viên (GLV), con người của
hiệp thông.
-
Đề tài 2: Đào tạo GLV hiệp thông với
Thiên Chúa nhờ Lời Chúa và các Bí Tích.
-
Đề tài 3: Đào tạo GLV hiệp thông với
Hội Thánh: tham gia và trách nhiệm.
-
Đề tài 4: Đào tạo GLV hiệp thông với
mọi người: đối thoại.
-
Đề tài 5: Đào tạo GLV chứng nhân
niềm vui Tin Mừng.
Trong dịp này, giáo tỉnh Huế có Ban điều hành Giáo
lý cho toàn giáo tỉnh (2017-2020).
III –
Chương trình cụ thể trong Giáo phận:
1/ Đức Giám mục đã gặp gỡ
quí cha trưởng ban giáo lý hạt trong ngày họp đầu tháng và khai triển công tác
trong giáo phận về việc dạy giáo lý:
2/ Các cha suy nghĩ và đề nghị chương trình
giáo lý giáo phận trong cuộc gặp mặt này.
3/ Theo số 67 của tài liệu “Hướng dẫn Tổng quát việc dạy giáo lý tại Việt
nam”, “linh mục trưởng ban do các
linh mục trong giáo hạt đề cử. Các thành viên
khác do linh mục trưởng ban chọn lựa và được linh mục Quả Hạt phê duyệt”.
“Các thành viên khác” được qui tụ theo giáo hạt
như hạt Chử Prong, Hạt Pleiku...
theo chương trình đề nghị của quí cha trong lần gặp Đức Giám mục.
4/ Có những vấn đề được thông
qua nhanh đi đến kết luận chung vào ngày tĩnh tâm 3/8. Những
vấn đề quan trọng được chúng tôi góp ý ngắn gọn và tìm điểm đồng qui trong đường
hưóng của Ban Giáo lý Đức Tin và nhất là thực hiện trong khuôn khổ của Giáo phận
đựơc Đức Giám mục đã vạch ra, nhưng chúng ta cũng đưọc Đức Cha mời gọi góp ý để
đi đến việc thực hiện cách cụ thể.
Có những vấn đề cần bàn thảo:
1- Trong giáo phận có một trang Blog về giáo lý giáo phận để liên lạc và phổ biến nội
dung giáo lý đến tận cơ sở giáo xứ. Chúng ta có thể xem như nơi gặp gỡ và trao
đổi: htt://bangiaolykontum.blogstot.com
Ø Để có một định hưóng chung, các bài viết xin gởi về : phuongquikt@gmail.com
2-
Tìm hiểu tài liệu
“Hướng
dẫn Tổng quát việc dạy Giáo lý”
2017.
3-
Đường hướng tổ chức – giáo án và chương
trình huấn luyện :
Ø Tổ chức dạy giáo lý? ( xem số 66) : mọi thành phần trong giáo xứ.
-
Theo giáo phận :
theo khung TNTT (các em vào đoàn thể TNTT)
-
Giáo lý giáo
dân: gồm Huynh trưỏng TNTT + giáo lý viên giáo dân + BCV...
-
Giáo lý viên: Tu
đoàn tông đồ , tu sĩ: các dòng ; …..
Ø Giáo án : Nơi ngưòi kinh ?
-
Những năm qua,
vì đã chuẩn bị mua sách từ những tháng 4
& 5/2017.
-
Bắt đầu niên
khoá 2017 -2018 : Giáo án TNTT ( ít
nhất 4 lớp nhỏ).
-
Giáo xứ nào có
thể tổ chức theo toàn bộ giáo án TNTT, đã liên lạc với chị
Hồ Thị Kim Ngoc (KonTum), số Đđ : 01235356478
-
Hoăc mua trực tiếp
tại Thành Phố :
Địa chỉ “180 Nguyễn Đình Chiểu,
F 6, Q. 3 TPHCN
Chị Hồng Nhung, Đđ : 0988.868.204
-
Để đáp ứng các nơi vùng
dân tộc, ban giáo lý giáo phận cho đánh văn bản từ các lớp “Khai Tâm 1, Rước lễ và các lớp Thêm
sức “ để các cha dần dần chuyển ngữ thích hợp theo nhu cầu ngôn ngữ địa phương.
Ø Chương trình huấn luyện:
·
Cấp Giáo phận
: gặp gỡ các cha trưởng ban giáo lý giáo
phận cũng như các cha giáo hạt để định hướng việc dạy theo đường lối của Giám mục
đã đưa ra.
·
Cấp Giáo hạt:
có một số các cha trưởng giáo lý giáo hạt tập trung huấn luyện toàn bộ các giáo
lý viên trong hạt 10 ngày (mỗi ngày thứ 7 trong tuần) ?
·
Cấp giáo xứ:
các giáo xứ người kinh đã tổ chức nhân sự, đường lối theo khung Khung Hàng Ngũ Hóa Thiếu
Nhi Thánh Thể (giáo lý viên – Thiếu nhi Thánh thể) như Gx. Đức An, La Sơn, Thánh
Tâm, Thăng Thiên, Phương Quý.... đã có kết quả tốt.
Ø
Theo cách dạy cho các
làng vùng sâu vùng xa: đang cố gắng cập nhật giáo án của Thiếu nhi Thánh Thể,
nhưng vẫn còn một số giáo xứ vẫn dựa vào giáo án của Nha Trang hoặc Gp. Xuân lộc.
IV
– NHỮNG VẤN ĐỂ TRƯỚC MẮT.
Thuận lợi và khó khăn:
A/ Thuận lợi:
-
Đức Giám mục có đường hướng giáo lý và phổ biến trong toàn Giáo
phận cách rõ rệt, dứt khoát, tuy vẫn để cho các cha áp dụng theo nhu cầu
địa phương vì nhu cầu vùng sâu vùng xa.
-
Các cha dần dần hiểu
những khía cạnh lợi ích trong hoàn cảnh xã hội hôm nay, nên vui vẻ, cố gắng cập
nhật đường hướng giáo lý theo “khung Giáo lý TNTT”.
-
Có thể tóm lược sau đây:
1/ Tổ chức theo cấp hạt và giáo xứ về Nội dung:
a/
Tìm hiểu tài liệu “Hướng dẫn tổng quát việc dạy Gl” 2017 của HĐGMVN
b/
Cách dạy Gl trong giáo phận theo Khung
Hàng Ngũ Hóa Thiếu Nhi Thánh Thể.
c/
Chương trình huấn luyện giáo lý viên do cha sở trực tiếp điều động.
d/ Huấn luyện anh chị phụ trách giáo lý
giáo hạt , tuyển chọn
những con người có khả năng quản trị và điều động giáo lý viên;
dấn thân mục vụ giáo lý trong giáo xứ.
e/ Cần đẩy mạnh đời sống linh đạo giáo
lý cho toàn thể anh chị giáo lý viên.
g/ Phát động công tác truyền giáo cho
các em trong môi trường các em đang sống như trong gia đình, trường học và
ngoài xã hội
2/ Đoàn thể hóa: cần đẩy mạnh hơn
hàng ngũ hóa các em trong khung Đoàn thể “Thiếu
Nhi Thánh Thể” để dễ quản lý và dễ trình bày nội dung đức tin, mà cũng là
môi trường dễ phát huy các đức tính nhân bản cho các em nữa. Lớp giáo lý không
còn là nơi gò bó các em, mà là nơi tạo thích thú cho các em gặp gỡ “vừa học
lại vừa chơi, vừa chơi lại vừa học”. Cốt lõi của TNTT là Thánh Thể và giúp các em
tinh thần sống đạo bắt nguồn từ Lời Chúa, Thánh Thể và Loan Báo Tin Mừng theo
cách thức thích hợp giới trẻ.
3/ Các giáo lý viên. Số 66: “Để
có thể thi hành tốt đẹp sứ vụ và trách nhiệm của mình, linh mục chánh xứ cần “mời
gọi sự cộng tác của các giáo sĩ, các phần tử của các hội dòng tận hiến cũng như
các tu đoàn tông đồ, các giáo dân, nhất là các giáo lý viên” cùng chia sẻ trách
nhiệm giảng dạy giáo lý. Nhiệm vụ này cũng đòi buộc ngài “phải cổ võ và thúc đẩy
các bậc cha mẹ chu toàn bổn phận dạy giáo lý trong gia đình”.
* Theo ý Đức Giám mục giáo phận, người tín hữu
trong giáo xứ vượt lên trên mọi ngăn trở để hiệp nhất, đồng tình tham gia vào
việc dạy giáo lý cho con em mình. Tuy nhiên, vì đoàn thể hóa các em theo tinh
thần Công giáo tiến hành của Thiếu Nhi Thánh Thể, giáo lý viên cần có chung một
thái độ, cung cách thích hợp trong cùng một giáo án giáo lý của Thiếu Nhi Thánh
Thể, nhưng từ từ theo mức độ các giáo lý viên được huấn luyện đáp ứng được giáo
án đó.
* Áp dụng phương pháp “QUẢN TRỊ HỌC ĐƯỜNG” trong
việc dạy giáo lý, theo nghĩa nào đó, cần kỹ năng quản trị trong việc dạy giáo
lý: cha sở và người phụ trách chương trình giáo lý trong giáo xứ cần: a/ nắm vững
nội dung giáo án; b/ phân bổ lại nội dung theo thời lượng cần thiết; c/ Về thời
khóa biểu giáo lý: cần bố trí sinh hoạt
trong thời gian dài như một tháng hay tam cá nguyệt dưới dạng đối chiếu các lớp
(nếu có dịp, chúng tôi sẽ trình bày mô
hình đối chiếu này để dễ quản lý thời khóa biểu các lớp giáo lý). d/ Cần hội
họp bàn thảo công khai và rút ưu khuyết giai đoạn vừa qua và rút kinh nghiệm việc
dạy giáo lý, tinh thần dạy cũng như lòng dạo các em, cho thời gian sắp tới. Cuộc họp này có đại diện
ban chức việc, giới người cha, giới bà mẹ để hỗ trợ giáo lý….
4/ Theo số
57: Sự hiệp thông truyền giáo.
“Nếu việc dạy giáo lý dẫn đến hiệp thông với Thiên Chía, với giáo hội và
với mọi người, thì hoa trái của nó là truyền giáo, vì “hiệp thông và truyền
giáo liên kết mật thiết với nhau (…). Có thể nói, tự bản chất, hiệp thông mang
tính truyền giáo nhắm mục đích hiệp thông”.
Số 56. Chúng ta
có thể đi đến kết luận với quyết tâm: giáo lý viên phải đồng hành với các em
trong suốt cuộc sống tại lớp, giáo xứ, buôn làng của các em nữa, chứ không chỉ
là “giáo viên” dạy cho xong giáo án. (Xin
xem thêm số: 19 đoạn 3).
5/ Giáo án:
Số 62:Sách giáo
lý được giám mục giáo phận phê chuẩn.
Trao đổi với nhiều
giáo lý viên, nhận thấy nhu cầu cần có giáo án giáo lý chung trong giáo phận.
Trong giáo phận Kontum đa dân tộc. nhất là trong niên khóa này, như Đức cha đã
chỉ đạo, vấn đề này các cha sở cần nghiên cứu cho năm học sắp tới và có hướng
trong tương lai nữa.
Như Đức cha đã chỉ đạo, riêng các giáo xứ kinh:
a/ Các lớp nhỏ cần
dùng bộ giáo lý của Thiếu nhi thánh thể;
b/ Các lớp lớn,
các cha sở có thể dùng bộ sách đã sử dụng năm vừa qua, nhưng cần xét lại về nội
dung và sinh hoạt sao cho thích hợp với các em, nghĩa là hài hòa nội dung đức
tin (nên tóm gọn lại) và điều chỉnh các sinh hoạt trong bài giáo lý như dấu ấn
cho các em dễ nhớ nội dung đức tin, chứ không thuyết pháp làm các em chán ngán
việc học giáo lý. Các giáo lý viên biến giáo án thành đời sống đức tin nơi bản thân mình
để truyền đạt lại cho các em, chứ không trình bày “văn từ” trong giáo án.
c/ Bộ sách giáo
lý “Thiếu nhi thánh Thể” có sẵn tại phòng giáo lý. Các cha có thể mua một bộ
giáo lý màu và foto trắng đen, giá thành rẻ gần 2/3 so với sách gốc có màu.
Có thể mua: 1/ có thể đặt mua tại Ban
Mục Vụ Thiếu Nhi, Tổng Giáo phận Sài Gòn, 180 Nguyễn Đình Chiểu, F. 6,
Q.3, TP HCM, điện thoại 0988868204 (liên
hệ với chị Lê Hồng Nhung).
2/ Liên hệ với chị Ngọc phụ
trách quày sách giáo lý gp. Điện thoại: 01235356478; Email: kimngockt@yahoo.com.vn
6/ Có một số cha
phục vụ tại làng dân tộc đề nghị chúng tôi đánh máy ít nhất 4 lớp nhỏ :
(1)
Giáo lý khai tâm 1; (2) giáo lý khai tâm 2; (3) Giáo lý rước
lễ 1; (4) Giáo lý rước lễ 2.
và gởi cho các cha bằng văn
bản word. Các cha dịch một số nội dung cần thiết qua tiếng địa phương và sẽ
thay vào chỗ tiếng phổ thông bằng nội dung dịch đó. Từ bản sửa này đổi qua PDF
và sẽ in ra sách, kiểu này rất tiện dùng. Chúng tôi đã gởi cho một số cha tại
Gialai. Nếu vị nào cần chúng tôi tiếp tay về văn bản Word và in ấn, chúng tôi sẵn
sàng.
7/ Trong ngày Hội Đầu tháng vừa
qua, Đức Giám mục tỏ rõ khung dạy giáo
lý là Thiếu Nhi Thánh Thể, có đề cập về tư cách, đời sống đạo đức của Giáo lý
viên: siêng năng cầu nguyện, dự Thánh Lễ, chầu Mình Thánh Chúa và đồng hành với
các em chẳng những giờ Giáo huấn đức tin trong lớp học mà còn trong việc loan
báo Tin Mừng trong cuộc sống xã hội với các em
8/ Một số cha phụ trách giáo lý hạt
đã sinh hoạt giáo lý trong toàn giáo hạt rất tốt và đánh giá như một đà tiến
cho toàn giáo xứ, trong hạt. Đức Cha mong muốn mỗi giáo hạt bàn bạc phương thức cổ võ việc dạy giáo lý
cho các em trong diện phổ thông và đúc kết để trình lên Đức Cha những nhận xét
và đề nghị ý kiến cần thực hiện trong giáo phận.
B/ Những khó
khăn:
1-
Ý thức Ơn gọi giáo lý:
- Vẫn còn tồn tại một số anh
chị phụ trách dạy giáo lý quan niệm việc dạy giáo lý là “nghiệp vụ” cho những người có chuyên
môn ngành giáo lý như thường áp dụng xưa nay và có tính loại trừ, hạn hẹp vào một số đối tượng chuyên môn.
- Cần đào tạo cho những người
dạy giáo lý về “Ơn Gọi” người Kitô hữu, chức “ngôn sứ” đặt nền tảng trong Bí
tích rửa tội.
2-
Anh chị phục vụ “giáo lý” thiếu sự chỉ đạo và huấn luyện tinh
thần - có ý nói ‘linh đạo’ làm người giáo lý” - , sống Ơn gọi giáo lý và thể hiện
trong công tác “chứng nhân Lời Chúa”, và “Loan báo Tin Mừng” cho những các em
mình phụ trách. Vì kinh tế, sinh nhai, công ăn việc giới hạn thời gian và cản
bước tinh thần dấn thân của các anh chị trong việc đầu tư vào giáo lý. Dựa vào
“giáo án” “trình bày, thuyết “cho hết giáo án” rồi an tâm đã làm xong việc người
giáo lý.
3-
Môi trường xã hội:
- Thời gian các em cũng như
cha mẹ đầu tư cho con em học văn hóa choáng ngập thời gian học giáo lý.
- Những phương tiện truyền
thông đại chúng phô bày quan niệm sống “vội”, luân lý “tương đối” v.v…làm che mất
ý thức “cảm thức tôn giáo” của người
công giáo nói chung, giới trẻ nói riêng.
4-
Cha sở chưa đặt nặng nghiệp vụ “quản trị công tác giáo lý trong
giáo xứ”: đâu là vai trò điều hành toàn bộ chương trình giáo lý giáo xứ
của anh chị. Nói cách cụ thể với hình ảnh
so sánh: Một trường trung học, ngay cả tiểu học có:
1/ Hiệu trưởng (ở đây là linh mục chánh xứ);
2/ Giám học – anh chị phụ trách giáo lý toàn giáo xứ
3/ Giám thị - nay đã thay đổi vai trò giám thị bằng “ sinh hoạt học đường”.
Ø Chúng ta chưa đặt đúng vai trò của các vị này trong việc điều
hành giáo lý giáo xứ.
·
Cha xứ như vai trò hiệu trưởng, đảm
trách duyệt xét nội dung tín lý, xem xét giáo án, nhận định toàn bộ việc dạy
giáo lý, từ nhân sự đến phòng học; đặc biệt cha quan tâm đời sống đạo đức, dâng
Thánh lễ, đáp ứng nhu cầu tinh thần lẫn vật chất cho các giáo lý viên ….
·
Giám học: đã có khả năng nắm bắt nội
dung giáo lý, cách thức điều hành nhân sự ăn khớp với nhau, hỗ trợ và thu xếp
nhân sự cho đầy dủ việc dạy giáo lý…
·
Ngày nay không còn giám thị coi các lớp giáo
lý, vì vai trò giám thị đánh mất tinh thần giáo lý trong giáo xứ, còn tính tôn
giáo bị biến chất,, và sẽ biến khung cảnh giáo lý như một nhà giam. Có những nơi đóng cổng
không cho các học viên ra vào trong giờ học.. vì đặt nặng tinh thần giám thị. Rất
tai hại cho giáo xứ !!!.
·
“Sinh hoạt học đường” bằng phương
pháp “đội tự trị”, giúp các em tự quản lý, tự điều khiển với tinh thần tập thể,
phát huy cộng đồng nhân bản. Qua đó, việc huấn luyện “đội tông đồ” sẽ cung cấp
cho giáo hội những con người phục vụ có trách nhiệm, khả năng cho mục vụ tông đồ
giáo dân sau nầy.
NHƯ PHẦN KẾT LUẬN:
Chúng tôi vừa trình bày tổng quát quá trình chuẩn bị, và
thực hiện trong những tháng vừa qua.
Chúng tôi xin học hỏi thêm để giải quyết cho việc dạy giáo lý trong một giáo phận
như Kontum đa văn hóa, đa ngôn ngữ, đồng thời nhiều địa điểm xa cách nhau.,
ĐẠI DIỆN BAN GIÁO LÝ-THIẾU NHI
THÁNH THỂ
GIÁO PHẬN KONTUM.
Lm NGUYỄN HOÀNG SƠN
GPKONTUM (12/01/2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét