Ban Mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum xin giới thiệu tài liệu nói lên mối tương quan “Sinh hoạt trong giờ dậy giáo lý” trong đó có nội dung giáo huấn đức tin cần đặt trung tâm điểm, đồng thời sinh hoạt tạo điểm nhấn cùng phối hợp giữa phương pháp truyền giảng và phương pháp hoạt động
XIN KÍNH MỜI
SINH HOẠT TRONG GIỜ GIÁO LÝ VÀ GIỜ HOẠT ĐỘNG
Giờ giáo lý sẽ đạt hiệu quả cao khi Huynh Trưởng, Giáo lý viên tạo được bầu khí sống động nhờ phối hợp giữa phương pháp truyền giảng và phương pháp hoạt động. Tuy nhiên, phải tránh biến buổi học giáo lý thành buổi sinh hoạt vui nhộn lấn át nội dung đức tin và bầu khí tôn giáo của lớp giáo lý. Vì thế, cần lưu ý chủ đích và những tính cách phải có trong sinh hoạt giáo lý.
I. Nguyên tắc:
1) Chủ đích:
Sinh hoạt giáo lý giúp các em hiểu sâu, ghi khắc và thấm nhuần lời Chúa bằng mọi khả năng, giúp các em chủ động hơn trong trong giờ học giáo lý. Những sinh hoạt này không nhằm giải trí, thư giãn nhưng giúp các em “tiêu hóa” hiểu sâu, ghi khắc, thấm nhuần lời Chúa hơn.
Sinh hoạt giáo lý giúp các em tập quen với đời sống cộng đoàn Hội Thánh, vì đến lớp giáo lý là đến với Hội Thánh. Khi cùng nhau soạn lời nguyện, dọn hang đá, quét dọn lớp giáo lý, ca hát… các em sẽ tập quen với đời sống cộng đoàn của Hội Thánh.
Sinh hoạt giáo lý giúp Huynh Trưởng, Giáo lý viên thấy rõ hơn khả năng giảng dạy của mình. Vì có những sinh hoạt học viên sẽ không làm được nếu chưa thấu đáo bài học (Ví dụ: dọn một lời nguyện chung cho đúng ý).
Sinh hoạt giáo lý giúp Huynh Trưởng, Giáo lý viên thấy rõ các em hơn: những khả năng, tài khéo cũng như tính nết của các em sẽ bộc phát khi sinh hoạt.
2) Những đặc tính của sinh hoạt giáo lý:
Để đạt chủ đích giáo dục thiêng liêng, những sinh hoạt giáo lý cần có những đặc điểm: Liên hệ mật thiết với bài giáo lý.
Phải động viên được toàn thể khả năng của trẻ: nhờ đó các em có thể thấm nhuần lời Chúa cách nhẹ nhàng, thích thú.
Giúp các em có dịp sáng kiến: sinh hoạt sẽ kết quả tốt, ảnh hưởng sâu nếu chính các em được làm trong tinh thần tự do, tự nhiên (Ví dụ: các em được tự chọn mẫu để vẽ Chúa, hay cùng một đề tài nhưng được tự chọn khổ giấy, màu…)
Cần sự hướng dẫn ân cần, tế nhị của Huynh trưởng, Giáo lý viên để giúp các em phấn khởi chứ đừng làm các em cụt hứng, co cụm lại.
Cần chú trọng đến ý nghĩa muốn diễn tả qua hình vẽ hơn là giá trị thẩm mỹ: Các em có thể hát sai, hát lợ cung, múa trật nhưng điều đó không quan trọng lắm.
Cần có ý hướng: những sinh hoạt giáo lý dù nhẹ nhàng, thích thú nhưng phải luôn mang ý nghĩa, ý hướng thiêng liêng trong bầu khí cầu nguyện giúp các em học hiểu Chúa, hướng về Chúa. Huynh Trưởng, Giáo lý viên nghiêm túc sẽ giúp các em nghiêm túc với những gì là thiêng thánh.
1) Chủ đích:
Sinh hoạt giáo lý giúp các em hiểu sâu, ghi khắc và thấm nhuần lời Chúa bằng mọi khả năng, giúp các em chủ động hơn trong trong giờ học giáo lý. Những sinh hoạt này không nhằm giải trí, thư giãn nhưng giúp các em “tiêu hóa” hiểu sâu, ghi khắc, thấm nhuần lời Chúa hơn.
Sinh hoạt giáo lý giúp các em tập quen với đời sống cộng đoàn Hội Thánh, vì đến lớp giáo lý là đến với Hội Thánh. Khi cùng nhau soạn lời nguyện, dọn hang đá, quét dọn lớp giáo lý, ca hát… các em sẽ tập quen với đời sống cộng đoàn của Hội Thánh.
Sinh hoạt giáo lý giúp Huynh Trưởng, Giáo lý viên thấy rõ hơn khả năng giảng dạy của mình. Vì có những sinh hoạt học viên sẽ không làm được nếu chưa thấu đáo bài học (Ví dụ: dọn một lời nguyện chung cho đúng ý).
Sinh hoạt giáo lý giúp Huynh Trưởng, Giáo lý viên thấy rõ các em hơn: những khả năng, tài khéo cũng như tính nết của các em sẽ bộc phát khi sinh hoạt.
2) Những đặc tính của sinh hoạt giáo lý:
Để đạt chủ đích giáo dục thiêng liêng, những sinh hoạt giáo lý cần có những đặc điểm: Liên hệ mật thiết với bài giáo lý.
Phải động viên được toàn thể khả năng của trẻ: nhờ đó các em có thể thấm nhuần lời Chúa cách nhẹ nhàng, thích thú.
Giúp các em có dịp sáng kiến: sinh hoạt sẽ kết quả tốt, ảnh hưởng sâu nếu chính các em được làm trong tinh thần tự do, tự nhiên (Ví dụ: các em được tự chọn mẫu để vẽ Chúa, hay cùng một đề tài nhưng được tự chọn khổ giấy, màu…)
Cần sự hướng dẫn ân cần, tế nhị của Huynh trưởng, Giáo lý viên để giúp các em phấn khởi chứ đừng làm các em cụt hứng, co cụm lại.
Cần chú trọng đến ý nghĩa muốn diễn tả qua hình vẽ hơn là giá trị thẩm mỹ: Các em có thể hát sai, hát lợ cung, múa trật nhưng điều đó không quan trọng lắm.
Cần có ý hướng: những sinh hoạt giáo lý dù nhẹ nhàng, thích thú nhưng phải luôn mang ý nghĩa, ý hướng thiêng liêng trong bầu khí cầu nguyện giúp các em học hiểu Chúa, hướng về Chúa. Huynh Trưởng, Giáo lý viên nghiêm túc sẽ giúp các em nghiêm túc với những gì là thiêng thánh.
II. Thực hành:
1) Trò chơi:
a. Ý nghĩa và ích lợi của trò chơi:
Với trẻ, chơi là một nhu cầu cần thiết. Với nhà giáo dục, trò chơi là một phương thế hữu hiệu để trẻ phát triển toàn diện. Đối với trẻ sống là chơi, trẻ mê chơi đến quên ăn quên ngủ, đối với nhà giáo dục trò chơi là phương thế lôi cuốn và nhất là để giáo dục các em về thể chất cũng như tinh thần:
– Trò chơi là phương pháp giáo dục rất hữu ích nhằm giúp các em phát triển thể chất, tinh thần đồng thời cũng rèn luyện các giác quan, phản xạ nhanh nhạy và rèn luyện các đức tính kiên trì thật thà , ý thức kỉ luật, tinh thần tập thể… Qua đó giáo dục cho trẻ toàn diện về đức, trí, thể dục: Chậm thành nhanh, Nhát thành bạo, Tính kiên trì, Thắng không kiêu, bại không nản, Rèn tính thật thà và tinh thần tập thể.
– Đem lại kích thích, hứng thú cho các buổi hội họp, học tập.
– Đặc tính của trẻ là hiếu động, ham chơi, chơi hết mình. Trong khi chơi, trẻ bộc lộ rõ cá tính. Nhờ đó người Trưởng có thể hiểu tính cách, đặc điểm của từng em để khuyến khích và uốn nắn chúng một cách có hiệu quả.
– Trò chơi giúp trẻ thêm thành thật, can đảm, kỷ luật, biết tự chủ, kiên nhẫn và có tinh thần đồng đội.
– Trong khi chơi trẻ bộc lộ tính khí con người thật của mình giúp Huynh Trưởng, Giáo lý viên có thể hiểu rõ nhờ đó hướng dẫn từng em.
– Trong giờ giáo lý: trò chơi theo sát chủ đề giáo lý giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ lời Chúa và đề tài giáo lý sinh động hơn.
b. Thực hiện:
Chọn trò chơi: trò chơi cần dễ hiểu, đơn giản, không cần nhiều dụng cụ, thích hợp với nơi chốn và người chơi. Do đó cần đạt ba yêu cầu:
– Xây dựng bầu khí: giúp các em cởi mở, thoát tính nhút nhát, ngại ngùng, giải tỏa căng thẳng tâm lý cũng như thể lý.
– Rèn luyện kỹ năng: tạo những động tác chạy nhảy, biến những bài học khô khan thành những trò chơi động não, luyện trí nhớ, trí hiểu cách thích thú. Đôi khi sau trò chơi chính các em và ngay cả Huynh Trưởng, Giáo lý viên cũng không ngờ các em lại có những khả năng bén nhạy như vậy.
– Giáo dục chiều sâu: đây là yêu cầu quan trọng, Huynh Trưởng, Giáo lý viên đừng vô tình biến giờ giáo lý thành giờ sinh hoạt vui nhộn mất bầu khí, mất nhiều thì giờ.
c. Phân loại:
Phong trào TNTT sử dụng nhiều loại trò chơi:
– Trò chơi Kinh Thánh: đây là nét đặc trưng của TNTT dùng bầu khí Thánh kinh trong sinh hoạt nhằm giúp các em dễ thuộc, dễ nhớ và khắc sâu một đoạn Kinh Thánh: Xây tháp Babel, Tìm chiên lạc, tiệc cưới Cana…
– Trò chơi rèn luyện: Trí tuệ (Vân Tiên, nói tiếp sức..), Thể chất (cướp cờ, nhảy ngựa, chuyền banh…), Luyện giác quan, sự khéo léo…. Tinh thần đồng đội, thi đua tiếp sức.
d. Cách tổ chức một trò chơi:
– Chọn lựa trò chơi phù hợp với không gian, thời gian, khung cảnh chơi, người chơi, mục đích giáo dục qua trò chơi.
– Sửa soạn kĩ càng: nắm vững trò chơi, người điều khiển đã chơi vài lần hay ít ra đã xem người khác chơi nhiều lần, dụng cụ chơi đầy đủ.
+ Chuẩn bị: Sửa soạn dụng cụ cần thiết. Phân công những gì cần làm.
Trình bày trò chơi cách đơn giản dễ hiểu, nhưng cặn kẽ, hỏi lại xem tất cả đã hiểu rõ chưa, quan trọng là có hiểu ý nghĩa và chủ đích của trò chơi, cho chơi thử.
+ Vào trò chơi: Huynh Trưởng, Giáo lý viên nên tham gia để tạo tinh thần, hòa đồng và khích lệ các em (đặc biệt những em nhút nhát, thụ động).
Nhắc nhở tinh thần tự giác chủ động trật tự.
Nếu cần có thể ngưng ngay trò chơi để giải thích thêm khi có những em chơi sai hay chưa dám chơi. (Đừng chỉ chơi với những em biết chơi và bỏ rơi những em khác).
+ Sau trò chơi: Cho đôi phút thư giãn. Nhắc lại ý nghĩa, chủ đích của trò chơi.
Nhận định kết quả, lưu ý những gì cần bổ khuyết, nêu những điều xấu chung phải sửa sai. (Ví dụ: còn mất trật tự, chậm chạp…).
Tuyên bố kết quả công bằng, đừng quên khen thưởng (Ví dụ: một bài hát, một tràng pháo tay…) còn hình phạt chỉ nên tượng trưng mang tính giáo dục. (Ví dụ: phải nhảy cò cò, phải hát tặng những người thắng một bài, đi bắt tay, đi chào một vòng…)
1) Trò chơi:
a. Ý nghĩa và ích lợi của trò chơi:
Với trẻ, chơi là một nhu cầu cần thiết. Với nhà giáo dục, trò chơi là một phương thế hữu hiệu để trẻ phát triển toàn diện. Đối với trẻ sống là chơi, trẻ mê chơi đến quên ăn quên ngủ, đối với nhà giáo dục trò chơi là phương thế lôi cuốn và nhất là để giáo dục các em về thể chất cũng như tinh thần:
– Trò chơi là phương pháp giáo dục rất hữu ích nhằm giúp các em phát triển thể chất, tinh thần đồng thời cũng rèn luyện các giác quan, phản xạ nhanh nhạy và rèn luyện các đức tính kiên trì thật thà , ý thức kỉ luật, tinh thần tập thể… Qua đó giáo dục cho trẻ toàn diện về đức, trí, thể dục: Chậm thành nhanh, Nhát thành bạo, Tính kiên trì, Thắng không kiêu, bại không nản, Rèn tính thật thà và tinh thần tập thể.
– Đem lại kích thích, hứng thú cho các buổi hội họp, học tập.
– Đặc tính của trẻ là hiếu động, ham chơi, chơi hết mình. Trong khi chơi, trẻ bộc lộ rõ cá tính. Nhờ đó người Trưởng có thể hiểu tính cách, đặc điểm của từng em để khuyến khích và uốn nắn chúng một cách có hiệu quả.
– Trò chơi giúp trẻ thêm thành thật, can đảm, kỷ luật, biết tự chủ, kiên nhẫn và có tinh thần đồng đội.
– Trong khi chơi trẻ bộc lộ tính khí con người thật của mình giúp Huynh Trưởng, Giáo lý viên có thể hiểu rõ nhờ đó hướng dẫn từng em.
– Trong giờ giáo lý: trò chơi theo sát chủ đề giáo lý giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ lời Chúa và đề tài giáo lý sinh động hơn.
b. Thực hiện:
Chọn trò chơi: trò chơi cần dễ hiểu, đơn giản, không cần nhiều dụng cụ, thích hợp với nơi chốn và người chơi. Do đó cần đạt ba yêu cầu:
– Xây dựng bầu khí: giúp các em cởi mở, thoát tính nhút nhát, ngại ngùng, giải tỏa căng thẳng tâm lý cũng như thể lý.
– Rèn luyện kỹ năng: tạo những động tác chạy nhảy, biến những bài học khô khan thành những trò chơi động não, luyện trí nhớ, trí hiểu cách thích thú. Đôi khi sau trò chơi chính các em và ngay cả Huynh Trưởng, Giáo lý viên cũng không ngờ các em lại có những khả năng bén nhạy như vậy.
– Giáo dục chiều sâu: đây là yêu cầu quan trọng, Huynh Trưởng, Giáo lý viên đừng vô tình biến giờ giáo lý thành giờ sinh hoạt vui nhộn mất bầu khí, mất nhiều thì giờ.
c. Phân loại:
Phong trào TNTT sử dụng nhiều loại trò chơi:
– Trò chơi Kinh Thánh: đây là nét đặc trưng của TNTT dùng bầu khí Thánh kinh trong sinh hoạt nhằm giúp các em dễ thuộc, dễ nhớ và khắc sâu một đoạn Kinh Thánh: Xây tháp Babel, Tìm chiên lạc, tiệc cưới Cana…
– Trò chơi rèn luyện: Trí tuệ (Vân Tiên, nói tiếp sức..), Thể chất (cướp cờ, nhảy ngựa, chuyền banh…), Luyện giác quan, sự khéo léo…. Tinh thần đồng đội, thi đua tiếp sức.
d. Cách tổ chức một trò chơi:
– Chọn lựa trò chơi phù hợp với không gian, thời gian, khung cảnh chơi, người chơi, mục đích giáo dục qua trò chơi.
– Sửa soạn kĩ càng: nắm vững trò chơi, người điều khiển đã chơi vài lần hay ít ra đã xem người khác chơi nhiều lần, dụng cụ chơi đầy đủ.
+ Chuẩn bị: Sửa soạn dụng cụ cần thiết. Phân công những gì cần làm.
Trình bày trò chơi cách đơn giản dễ hiểu, nhưng cặn kẽ, hỏi lại xem tất cả đã hiểu rõ chưa, quan trọng là có hiểu ý nghĩa và chủ đích của trò chơi, cho chơi thử.
+ Vào trò chơi: Huynh Trưởng, Giáo lý viên nên tham gia để tạo tinh thần, hòa đồng và khích lệ các em (đặc biệt những em nhút nhát, thụ động).
Nhắc nhở tinh thần tự giác chủ động trật tự.
Nếu cần có thể ngưng ngay trò chơi để giải thích thêm khi có những em chơi sai hay chưa dám chơi. (Đừng chỉ chơi với những em biết chơi và bỏ rơi những em khác).
+ Sau trò chơi: Cho đôi phút thư giãn. Nhắc lại ý nghĩa, chủ đích của trò chơi.
Nhận định kết quả, lưu ý những gì cần bổ khuyết, nêu những điều xấu chung phải sửa sai. (Ví dụ: còn mất trật tự, chậm chạp…).
Tuyên bố kết quả công bằng, đừng quên khen thưởng (Ví dụ: một bài hát, một tràng pháo tay…) còn hình phạt chỉ nên tượng trưng mang tính giáo dục. (Ví dụ: phải nhảy cò cò, phải hát tặng những người thắng một bài, đi bắt tay, đi chào một vòng…)
2) Hát vũ:
a. Ý nghĩa và lợi ích:
Ca hát, nhất là ca hát có kèm theo cử điệu (vũ) là một trong những cách biểu lộ tâm tình bên trong cách nghệ thuật tự nhiên và ưa thích của thiếu nhi.
Ca múa có tác dụng giáo dục rất cao, lời ca, điệu nhạc hay sẽ cảm kích, đánh động và ghi sâu vào lòng người. Hát cũng là cầu nguyện, là giúp các em hướng lòng lên với Thiên Chúa. Có những bài ca được hát đi hát lại để gây cho các em tràn đầy tình yêu nước. Lại có những bài ca người ta lồng vào đó một ý nghĩa nhằm hướng dẫn, giáo dục các em. Nhưng để ích lợi thật sự, chúng ta phải biết chọn cho các em những bài ca xây dựng, những bài ca mang tính giáo dục cao. Là đoàn thể trẻ nên những bài ca phải mang tính cộng đồng, ngắn gọn, ý tứ rõ ràng, dễ thuộc, vui tươi.
Ngoài ra, nếu bài ca còn có các cử điệu thích hợp để diễn tả ý nghĩa thì thật là hay. Trẻ em hát vui thường cảm thấy thích múa máy chân tay, cử động thân thể. Vậy chúng ta có thể cho các em thực hiện các động tác đồng đều, đẹp mắt, diễn tả được phần nào ý nghĩa bài hát và còn ích lợi cho sức khoẻ của các em.
b. Chọn bài hát:
Huynh Trưởng, Giáo lý viên có thể tập bài đã chọn sẵn trong sách giáo lý hoặc bài khác nhưng hợp với đề tài Giáo lý để các em dễ nhớ về những lý thuyết đã học, tùy hoàn cảnh (vui nhộn, nghiêm trang, hòa nhã, lúc khỏe, lúc mệt…). Bài hát ngắn gọn, hợp lứa tuổi (hợp cung giọng và nhịp điệu: không cao hoặc thấp quá, không nhanh hoặc chậm quá, không quá nhiều luyến láy,…) chọn những bài hùng tráng có tinh thần dân tộc, quê hương, vui tươi phấn khởi, hài hước mà đúng đắn, êm dịu mà không ủy mị (tránh đặt lời). Huynh Trưởng, Giáo lý viên phải thuộc và nắm vững nhịp điệu, khi cần hãy nhờ người khác tập giúp.
– Bài hát theo chủ đề:
* Cựu Ước: Qua biển đỏ, Về đất hứa, Lưu đầy sa mạc.
* Tân Ước: Người gieo giống, Chặt phứt tay đi, Nén bạc Chúa trao…
* Sống đạo: Đôi cánh thiên thần, Thiếu nhi hy sinh, Dâng ngày, Cầu nguyện….
– Bài hát vui tươi, lành mạnh, mang tính giáo dục: Mỗi người là hoa, Mở hội tình thương, Tình mẹ con…
– Cách áp dụng: Tuy nhiên phải tùy hạng tuổi, tùy phái tính, tùy hoàn cảnh, tùy mục đích giáo dục mà chọn bài ca, điệu múa thích hợp:
* Phái nữ: thường thích các bài hát vui mà êm đềm, thích các điệu múa mềm mại, dịu dàng, uyển chuyển.
* Phái nam: thích các điệu ca vui tươi, hùng tráng, hò la mặc sức và thích các điệu múa cứng mạnh, đôi khi còn mệt nhọc nữa.
* Ấu nhi: nên chọn các bài ca ngắn gọn, dễ thuộc, nhiều chỗ ngắt để lấy hơi, điệu nhạc thường đi quãng trưởng không cao quá nốt rê và cũng không thấp quá nốt đô.
Không sử dụng các móc kép hai, kép ba quá nhanh.
Bài ca nên có vũ điệu và các cử điệu cũng phải đơn sơ và không quá nhiều cử điệu.
* Thiếu nhi: chọn các bài hát vui tươi, ngắn gọn. Âm vực có thể cao hơn hoặc thấp hơn, tiết tấu có thể nhanh hơn, và câu nhạc cũng có thể dài hơn. Cử điệu có thể mạnh mẽ hơn, nhiều hơn, phức tạp hơn so với ấu nhi.
* Nghĩa sĩ: chọn bài ngắn gọn hát trong lúc sinh hoạt tập thể. Ngoài ra,thỉnh thoảng cũng nên xen những bài dài nhưng hùng tráng. Ở lứa tuổi này, phải là những điệu vũ có nghệ thuật và phân loại theo phái mà tập.
* Nếu bạn là nhạc sĩ: tiêu chuẩn sáng tác cũng phải dựa vào từng phái, từng loại tuổi mà sáng tác thì mới thích hợp thực sự cho các em. Nói thế không có nghĩa là bạn không thể sáng tác các bài ca, điệu vũ sinh động cho các em, nhưng để có những bài ca, điệu múa hiệu quả chắc đòi hỏi ở bạn không ít thời gian và công sức, cùng với lòng yêu trẻ.
c. Cách tập hát:
Người tham dự đứng (hoặc ngồi) vòng tròn hay vòng cung.
Cho đỡ loãng tiếng, người dạy hát đứng (hoặc ngồi) ở giữa.
Hát một, hai lần chậm rãi để mọi người biết qua tiết điệu.
Chia bài thành từng đoạn ngắn, tập từng câu (thuộc, đúng câu này mới sang câu khác). Sửa lại ngay chỗ hát sai (cũng đừng quá chú ý tiểu tiết vì nhằm chủ đích giáo lý chứ không phải nghệ thuật)
Tập xong kiểm tra lại từng nhóm (các em có dịp vừa hát, vừa nghe sẽ linh động, cố gắng mau thuộc hơn).
Cần cho các em hát lại những bài đã tập để dần dần các em thấm nhuần lời ca.
d. Vũ – Múa:
Vũ điệu ở đây là những cử chỉ đi theo bài ca giáo lý, dù không phải vũ điệu chuyên nghiệp nhưng để hấp dẫn và ăn sâu vào lòng trẻ, chúng ta cần lưu ý:
– Cử điệu cần đơn sơ, dễ dàng nhưng không độc điệu. Cử điệu phải tự nhiên không kỳ khôi, thô kệch, buồn cười, động tác phải đi đôi với lời ca. Động tác đừng quá nhiều, quá phức tạp.
– Người dạy phải thuộc lời, nắm vững nhịp điệu, làm mẫu các cử điệu theo bài hát. Tập kỹ cho trẻ từng động tác, từng phần, từng đoạn, sai thì sửa ngay trước khi sang động tác mới.
– Người học phải nhìn nhau mà làm sao cho rập ràng, tự nhiên, nhẹ nhàng, không đùa giỡn… Đặt mình trong khung cảnh, ý hướng và tâm tình của lời ca, điệu vũ.
a. Ý nghĩa và lợi ích:
Ca hát, nhất là ca hát có kèm theo cử điệu (vũ) là một trong những cách biểu lộ tâm tình bên trong cách nghệ thuật tự nhiên và ưa thích của thiếu nhi.
Ca múa có tác dụng giáo dục rất cao, lời ca, điệu nhạc hay sẽ cảm kích, đánh động và ghi sâu vào lòng người. Hát cũng là cầu nguyện, là giúp các em hướng lòng lên với Thiên Chúa. Có những bài ca được hát đi hát lại để gây cho các em tràn đầy tình yêu nước. Lại có những bài ca người ta lồng vào đó một ý nghĩa nhằm hướng dẫn, giáo dục các em. Nhưng để ích lợi thật sự, chúng ta phải biết chọn cho các em những bài ca xây dựng, những bài ca mang tính giáo dục cao. Là đoàn thể trẻ nên những bài ca phải mang tính cộng đồng, ngắn gọn, ý tứ rõ ràng, dễ thuộc, vui tươi.
Ngoài ra, nếu bài ca còn có các cử điệu thích hợp để diễn tả ý nghĩa thì thật là hay. Trẻ em hát vui thường cảm thấy thích múa máy chân tay, cử động thân thể. Vậy chúng ta có thể cho các em thực hiện các động tác đồng đều, đẹp mắt, diễn tả được phần nào ý nghĩa bài hát và còn ích lợi cho sức khoẻ của các em.
b. Chọn bài hát:
Huynh Trưởng, Giáo lý viên có thể tập bài đã chọn sẵn trong sách giáo lý hoặc bài khác nhưng hợp với đề tài Giáo lý để các em dễ nhớ về những lý thuyết đã học, tùy hoàn cảnh (vui nhộn, nghiêm trang, hòa nhã, lúc khỏe, lúc mệt…). Bài hát ngắn gọn, hợp lứa tuổi (hợp cung giọng và nhịp điệu: không cao hoặc thấp quá, không nhanh hoặc chậm quá, không quá nhiều luyến láy,…) chọn những bài hùng tráng có tinh thần dân tộc, quê hương, vui tươi phấn khởi, hài hước mà đúng đắn, êm dịu mà không ủy mị (tránh đặt lời). Huynh Trưởng, Giáo lý viên phải thuộc và nắm vững nhịp điệu, khi cần hãy nhờ người khác tập giúp.
– Bài hát theo chủ đề:
* Cựu Ước: Qua biển đỏ, Về đất hứa, Lưu đầy sa mạc.
* Tân Ước: Người gieo giống, Chặt phứt tay đi, Nén bạc Chúa trao…
* Sống đạo: Đôi cánh thiên thần, Thiếu nhi hy sinh, Dâng ngày, Cầu nguyện….
– Bài hát vui tươi, lành mạnh, mang tính giáo dục: Mỗi người là hoa, Mở hội tình thương, Tình mẹ con…
– Cách áp dụng: Tuy nhiên phải tùy hạng tuổi, tùy phái tính, tùy hoàn cảnh, tùy mục đích giáo dục mà chọn bài ca, điệu múa thích hợp:
* Phái nữ: thường thích các bài hát vui mà êm đềm, thích các điệu múa mềm mại, dịu dàng, uyển chuyển.
* Phái nam: thích các điệu ca vui tươi, hùng tráng, hò la mặc sức và thích các điệu múa cứng mạnh, đôi khi còn mệt nhọc nữa.
* Ấu nhi: nên chọn các bài ca ngắn gọn, dễ thuộc, nhiều chỗ ngắt để lấy hơi, điệu nhạc thường đi quãng trưởng không cao quá nốt rê và cũng không thấp quá nốt đô.
Không sử dụng các móc kép hai, kép ba quá nhanh.
Bài ca nên có vũ điệu và các cử điệu cũng phải đơn sơ và không quá nhiều cử điệu.
* Thiếu nhi: chọn các bài hát vui tươi, ngắn gọn. Âm vực có thể cao hơn hoặc thấp hơn, tiết tấu có thể nhanh hơn, và câu nhạc cũng có thể dài hơn. Cử điệu có thể mạnh mẽ hơn, nhiều hơn, phức tạp hơn so với ấu nhi.
* Nghĩa sĩ: chọn bài ngắn gọn hát trong lúc sinh hoạt tập thể. Ngoài ra,thỉnh thoảng cũng nên xen những bài dài nhưng hùng tráng. Ở lứa tuổi này, phải là những điệu vũ có nghệ thuật và phân loại theo phái mà tập.
* Nếu bạn là nhạc sĩ: tiêu chuẩn sáng tác cũng phải dựa vào từng phái, từng loại tuổi mà sáng tác thì mới thích hợp thực sự cho các em. Nói thế không có nghĩa là bạn không thể sáng tác các bài ca, điệu vũ sinh động cho các em, nhưng để có những bài ca, điệu múa hiệu quả chắc đòi hỏi ở bạn không ít thời gian và công sức, cùng với lòng yêu trẻ.
c. Cách tập hát:
Người tham dự đứng (hoặc ngồi) vòng tròn hay vòng cung.
Cho đỡ loãng tiếng, người dạy hát đứng (hoặc ngồi) ở giữa.
Hát một, hai lần chậm rãi để mọi người biết qua tiết điệu.
Chia bài thành từng đoạn ngắn, tập từng câu (thuộc, đúng câu này mới sang câu khác). Sửa lại ngay chỗ hát sai (cũng đừng quá chú ý tiểu tiết vì nhằm chủ đích giáo lý chứ không phải nghệ thuật)
Tập xong kiểm tra lại từng nhóm (các em có dịp vừa hát, vừa nghe sẽ linh động, cố gắng mau thuộc hơn).
Cần cho các em hát lại những bài đã tập để dần dần các em thấm nhuần lời ca.
d. Vũ – Múa:
Vũ điệu ở đây là những cử chỉ đi theo bài ca giáo lý, dù không phải vũ điệu chuyên nghiệp nhưng để hấp dẫn và ăn sâu vào lòng trẻ, chúng ta cần lưu ý:
– Cử điệu cần đơn sơ, dễ dàng nhưng không độc điệu. Cử điệu phải tự nhiên không kỳ khôi, thô kệch, buồn cười, động tác phải đi đôi với lời ca. Động tác đừng quá nhiều, quá phức tạp.
– Người dạy phải thuộc lời, nắm vững nhịp điệu, làm mẫu các cử điệu theo bài hát. Tập kỹ cho trẻ từng động tác, từng phần, từng đoạn, sai thì sửa ngay trước khi sang động tác mới.
– Người học phải nhìn nhau mà làm sao cho rập ràng, tự nhiên, nhẹ nhàng, không đùa giỡn… Đặt mình trong khung cảnh, ý hướng và tâm tình của lời ca, điệu vũ.
3) Băng reo:
Là nhiều loại âm thanh hợp lại, những chuỗi khẩu hiệu, những cử điệu, bắt chước tiếng mưa rơi, pháo nổ,… Tiếng reo có giá trị rất lớn, nó làm nổi bật sự hăng hái, phấn khởi của đoàn sinh giúp in sâu vào tâm trí người nghe. Nó như một lời quảng cáo ngắn gọn kích thích thị hiếu khách hàng…
a. Tiếng reo là gì?
Là nhiều loại âm thanh hợp lại.
Là một số câu nói hài hước kích động.
Là một bài hát ngắn gọn có ý nghĩa.
Là những khẩu hiệu ghép lại.
Là một hay nhiều tiếng dội trong thiên nhiên.
Là những cử điệu bắt chước trong thiên nhiên như xe chạy, bò rống, mưa rơi…
Người ta có thể tạo ra rất nhiều loại tiếng reo, nhưng muốn thành công phải giữ bốn điều sau đây: Giản dị, Dễ làm, Vui mạnh, Ý nghĩa. Âm thanh nào cũng có thể trở thành tiếng reo vui hấp dẫn, đó là do tài tháo vát của Trưởng áp đặt sao cho phù hợp với bốn tiêu chuẩn trên.
b. Phân loại tiếng reo:
– Tiếng reo để đón rước tưng bừng, chào mừng, hoan hô.
– Tiếng reo để nhấn mạnh một chủ đề, chiến dịch.
– Tiếng reo làm thay đổi bầu khí, vui lên, xua tan mỏi mệt.
– Tiếng reo để kích thích tinh thần mọi người.
– Tiếng reo để khích lệ, tán thưởng.
Cũng như ca hát và nhảy múa, phải biết lợi dụng hoàn cảnh mà phổ biến thì tiếng reo mới thích hợp và hữu hiệu. Tuổi tác và phái tính không quan hệ trong việc sử dụng tiếng reo vì như đã nói mỗi cá nhân sẽ bị lôi cuốn bởi cả tập thể trong tiếng reo.
c. Sáng tác tiếng reo:
Tùy theo tình huống, hoàn cảnh, mỗi Huynh Trưởng phải có thể tự tạo ra những tiếng reo thích hợp.
Tiếng reo phải ngắn gọn, mạnh mẽ, có ý nghĩa.
Thường mỗi tiếng reo đều có cử điệu thích hợp, diễn tả ý nghĩa của lời reo và thái độ của người reo:
– Hoan nghênh: nắm tay giơ thẳng lên trong khi hô.
– Hoan hô: vỗ tay, A,a,a…(vỗ tay vào miệng, kêu liên tục)
– Vui mừng: 2 tay giơ cao, tung người.
– Kết thân: bắt tay, khoác vai.
d. Tiếng reo dùng để làm gì?
Sau đây là một ít công dụng thiết thực:
– Để kích thích tinh thần cộng đoàn hăng hái.
VD: QT: Ơ này anh em ơi!
TC: Ơi!
QT: Một cây làm chẳng nên non (này)!
TC: Ba cây chụm lại nên hòn núi cao …
– Để nhấn mạnh một chiến dịch đang, sẽ thực hiện:
QT: Thánh Thể
TC: Yêu mến (hai tay ôm ngực).
QT: Thánh Thể.
TC: Tôn thờ (chắp tay)
QT: Amen.
TC: A!
QT: Ai vui vẻ lịch sự buồn cười?
TC: Chúng ta.
– Để tán thưởng một người:
QT : Bravi, Bravo, Brava.
TC : Huri, Huro, Hura: Vivat. (Tiếng Vivat kéo dài khi nào Quản trò bỏ tay xuống, thì tất cả dậm chân hô lớn: La Sonoa!)
– Để chào mừng:
Vỗ tay 1, 2, 3, 4, 5 : hoan.
Vỗ tay 1, 2, 3, 4, 5 : hô.
Vỗ tay 1, 2, 3 : hoan hô.
– Để nâng cao tinh thần đoàn kết:
Ví dụ: Chia: Bắc, Trung, Nam, quản trò chỉ đâu nhóm đó hô tên mình. Cuối cùng quản trò: Bắc Trung Nam, tất cả: một nhà.
– Để thay đổi bầu khí… Và rất nhiều công dụng khác nữa tùy lúc, tùy nơi, tùy hoàn cảnh. Bạn hãy sáng tác nhiều băng reo cho thật hào hứng.
Thường người ta cũng kết hợp tiếng reo với cử điệu, như thế tác dụng của chúng càng mạnh mẽ hơn.
c. Để thực hiện:
Tùy theo tình huống, hoàn cảnh sinh hoạt, mỗi Huynh trưởng phải có thể tự tạo những tiếng reo thích hợp. Như thế, Huynh Trưởng, Giáo lý viên cần nắm vững một số bộ điệu, cử chỉ diễn tả hầu như đã trở thành quy ước:
– Vui mừng: đưa cao hai tay, nhảy mừng.
– Cầu nguyện: chắp tay, đưa hai tay vươn cao, ngước mắt.
– Chối từ: mở hai lòng bàn tay ra phía trước ngang ngực.
– Giận: hai tay nắm chặt, mím môi.
– Buồn: nét mặt ánh mắt xụ xuống, cúi mặt.
– Thân tình: bắt tay, khoác vai…
– Lắng nghe, suy niệ m: chắp tay trước ngực, đứng thẳng hơi cúi đầu, hoặc hai bàn tay úp vào ngực, ngước mắt lên.
– Chúc lành: hai tay đặt úp trên người được chúc lành.
Don Bosco dạy: “Hãy để trẻ em tự do chạy nhảy, kêu la mặc sức, thể thao, âm nhạc, văn nghệ… Vui chơi là nhữ ng phương pháp rất hiệu lực để giữ kỷ luật. Có lợi cho đạo đức và sức khỏe. Chỉ lưu ý sao cho không có gì đáng trách”.
Vì thế, nếu áp dụng những sinh hoạt: trò chơi, hát vũ, băng reo trong giờ giáo lý và hoạt động cách nhuần nhuyễn đúng mức. Huynh trưởng, Giáo lý viên đã thực sự góp phần dẫn dắt trọn vẹn con người các em, thể xác lẫn tâm hồn các em đến với Thiên Chúa.
Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể đào tạo thiếu nhi về cả 2 phương diện siêu nhiên và tự nhiên. Vì thế, ngoài phương pháp siêu nhiên xây dựng trên nền tảng Thánh Thể và Thánh Kinh còn chú trọng đến các phương pháp tự nhiên phù hợp với tính hiếu động của trẻ. Ca múa, trò chơi chính là một trong những phương pháp tự nhiên hữu hiệu mà phong trào dùng để giáo dục trẻ.
Ca múa, trò chơi không phải là phần chính của các buổi hội họp, sinh hoạt nhưng nó giúp cho các buổi học tập thêm hứng khởi, đỡ tẻ nhạt.Vì thế, đừng hiểu lầm rằng trong buổi sinh hoạt cứ cho hát, cho chơi thật nhiều là kết quả. Nhưng phải biết dung hoà các bài hát, trò chơi với sự học tập, rèn luyện. Nên nhớ rằng hát múa, trò chơi là phương thế giúp sinh động hóa bài học cho việc học tập, hội họp, sinh hoạt đạt hiệu quả.
Là nhiều loại âm thanh hợp lại, những chuỗi khẩu hiệu, những cử điệu, bắt chước tiếng mưa rơi, pháo nổ,… Tiếng reo có giá trị rất lớn, nó làm nổi bật sự hăng hái, phấn khởi của đoàn sinh giúp in sâu vào tâm trí người nghe. Nó như một lời quảng cáo ngắn gọn kích thích thị hiếu khách hàng…
a. Tiếng reo là gì?
Là nhiều loại âm thanh hợp lại.
Là một số câu nói hài hước kích động.
Là một bài hát ngắn gọn có ý nghĩa.
Là những khẩu hiệu ghép lại.
Là một hay nhiều tiếng dội trong thiên nhiên.
Là những cử điệu bắt chước trong thiên nhiên như xe chạy, bò rống, mưa rơi…
Người ta có thể tạo ra rất nhiều loại tiếng reo, nhưng muốn thành công phải giữ bốn điều sau đây: Giản dị, Dễ làm, Vui mạnh, Ý nghĩa. Âm thanh nào cũng có thể trở thành tiếng reo vui hấp dẫn, đó là do tài tháo vát của Trưởng áp đặt sao cho phù hợp với bốn tiêu chuẩn trên.
b. Phân loại tiếng reo:
– Tiếng reo để đón rước tưng bừng, chào mừng, hoan hô.
– Tiếng reo để nhấn mạnh một chủ đề, chiến dịch.
– Tiếng reo làm thay đổi bầu khí, vui lên, xua tan mỏi mệt.
– Tiếng reo để kích thích tinh thần mọi người.
– Tiếng reo để khích lệ, tán thưởng.
Cũng như ca hát và nhảy múa, phải biết lợi dụng hoàn cảnh mà phổ biến thì tiếng reo mới thích hợp và hữu hiệu. Tuổi tác và phái tính không quan hệ trong việc sử dụng tiếng reo vì như đã nói mỗi cá nhân sẽ bị lôi cuốn bởi cả tập thể trong tiếng reo.
c. Sáng tác tiếng reo:
Tùy theo tình huống, hoàn cảnh, mỗi Huynh Trưởng phải có thể tự tạo ra những tiếng reo thích hợp.
Tiếng reo phải ngắn gọn, mạnh mẽ, có ý nghĩa.
Thường mỗi tiếng reo đều có cử điệu thích hợp, diễn tả ý nghĩa của lời reo và thái độ của người reo:
– Hoan nghênh: nắm tay giơ thẳng lên trong khi hô.
– Hoan hô: vỗ tay, A,a,a…(vỗ tay vào miệng, kêu liên tục)
– Vui mừng: 2 tay giơ cao, tung người.
– Kết thân: bắt tay, khoác vai.
d. Tiếng reo dùng để làm gì?
Sau đây là một ít công dụng thiết thực:
– Để kích thích tinh thần cộng đoàn hăng hái.
VD: QT: Ơ này anh em ơi!
TC: Ơi!
QT: Một cây làm chẳng nên non (này)!
TC: Ba cây chụm lại nên hòn núi cao …
– Để nhấn mạnh một chiến dịch đang, sẽ thực hiện:
QT: Thánh Thể
TC: Yêu mến (hai tay ôm ngực).
QT: Thánh Thể.
TC: Tôn thờ (chắp tay)
QT: Amen.
TC: A!
QT: Ai vui vẻ lịch sự buồn cười?
TC: Chúng ta.
– Để tán thưởng một người:
QT : Bravi, Bravo, Brava.
TC : Huri, Huro, Hura: Vivat. (Tiếng Vivat kéo dài khi nào Quản trò bỏ tay xuống, thì tất cả dậm chân hô lớn: La Sonoa!)
– Để chào mừng:
Vỗ tay 1, 2, 3, 4, 5 : hoan.
Vỗ tay 1, 2, 3, 4, 5 : hô.
Vỗ tay 1, 2, 3 : hoan hô.
– Để nâng cao tinh thần đoàn kết:
Ví dụ: Chia: Bắc, Trung, Nam, quản trò chỉ đâu nhóm đó hô tên mình. Cuối cùng quản trò: Bắc Trung Nam, tất cả: một nhà.
– Để thay đổi bầu khí… Và rất nhiều công dụng khác nữa tùy lúc, tùy nơi, tùy hoàn cảnh. Bạn hãy sáng tác nhiều băng reo cho thật hào hứng.
Thường người ta cũng kết hợp tiếng reo với cử điệu, như thế tác dụng của chúng càng mạnh mẽ hơn.
c. Để thực hiện:
Tùy theo tình huống, hoàn cảnh sinh hoạt, mỗi Huynh trưởng phải có thể tự tạo những tiếng reo thích hợp. Như thế, Huynh Trưởng, Giáo lý viên cần nắm vững một số bộ điệu, cử chỉ diễn tả hầu như đã trở thành quy ước:
– Vui mừng: đưa cao hai tay, nhảy mừng.
– Cầu nguyện: chắp tay, đưa hai tay vươn cao, ngước mắt.
– Chối từ: mở hai lòng bàn tay ra phía trước ngang ngực.
– Giận: hai tay nắm chặt, mím môi.
– Buồn: nét mặt ánh mắt xụ xuống, cúi mặt.
– Thân tình: bắt tay, khoác vai…
– Lắng nghe, suy niệ m: chắp tay trước ngực, đứng thẳng hơi cúi đầu, hoặc hai bàn tay úp vào ngực, ngước mắt lên.
– Chúc lành: hai tay đặt úp trên người được chúc lành.
Don Bosco dạy: “Hãy để trẻ em tự do chạy nhảy, kêu la mặc sức, thể thao, âm nhạc, văn nghệ… Vui chơi là nhữ ng phương pháp rất hiệu lực để giữ kỷ luật. Có lợi cho đạo đức và sức khỏe. Chỉ lưu ý sao cho không có gì đáng trách”.
Vì thế, nếu áp dụng những sinh hoạt: trò chơi, hát vũ, băng reo trong giờ giáo lý và hoạt động cách nhuần nhuyễn đúng mức. Huynh trưởng, Giáo lý viên đã thực sự góp phần dẫn dắt trọn vẹn con người các em, thể xác lẫn tâm hồn các em đến với Thiên Chúa.
Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể đào tạo thiếu nhi về cả 2 phương diện siêu nhiên và tự nhiên. Vì thế, ngoài phương pháp siêu nhiên xây dựng trên nền tảng Thánh Thể và Thánh Kinh còn chú trọng đến các phương pháp tự nhiên phù hợp với tính hiếu động của trẻ. Ca múa, trò chơi chính là một trong những phương pháp tự nhiên hữu hiệu mà phong trào dùng để giáo dục trẻ.
Ca múa, trò chơi không phải là phần chính của các buổi hội họp, sinh hoạt nhưng nó giúp cho các buổi học tập thêm hứng khởi, đỡ tẻ nhạt.Vì thế, đừng hiểu lầm rằng trong buổi sinh hoạt cứ cho hát, cho chơi thật nhiều là kết quả. Nhưng phải biết dung hoà các bài hát, trò chơi với sự học tập, rèn luyện. Nên nhớ rằng hát múa, trò chơi là phương thế giúp sinh động hóa bài học cho việc học tập, hội họp, sinh hoạt đạt hiệu quả.
[Nguồn: Sổ tay Huấn luyện Huynh trưởng cấp 2]
GPKONTUM (12/9/2018) KONTUM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét