HỌP MẶT HUYNH TRƯỞNG-GIÁO LÝ VIÊN
GIÁO PHẬN KONTUM
Ngày 04/09/2018
Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, Trưởng ban Giáo lý Giáo phận muốn dành riêng cuộc gặp gỡ này cho các anh chị trong Ban Điều hành Huynh trưởng Giáo lý của các Giáo xứ và Giáo họ, như là động lực và sức bật cũng như đào sâu về phương hướng chung trong việc điều hành và hướng dẫn mục vụ Giáo lý trong toàn Giáo Phận.
Đức Cha Aloysio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kontum đã trình bày cho tham dự viên về phương hướng cụ thể trong việc dạy Giáo lý tại các Giáo xứ như thế nào?
1/ Dạy Giáo lý là gì?
Dạy giáo lý = công việc của người gieo giống (Mc 4,26-27).
* Gieo Lời Chúa = loan báo Tin Mừng
*Ba giai đoạn: truyền giáo trong giai đoạn khởi đầu Giáo hội sơ khai (kerygma) – giáo lý – mục vụ.
2/ Khó khăn.
Trong bối cảnh xã hội ngày hôm nay, người trẻ đang đứng trước nhiều trao lưu, phong hóa, học thuyết khác nhau, đan xen với những vấn nạn như:
– Ngừa thai, phá thai, triệt sản, đồng tính, chuyển giới, dâm ô.
– Tham nhũng, nhóm lợi ích, đói nghèo.
– Lạm quyền, bất công.
– Giáo dục yếu kém, dân trí thấp.
– Đạo đức xuống cấp, giả dối, lọc lừa, buông thả, vô cảm.
– Tương đối hóa tôn giáo: đạo nào cũng tốt. Tôn giáo = lễ hội.
Trước những trào lưu và sự xuống cấp về đời sống luân lý, người trẻ rất dễ dàng mất phương hướng và rất dễ bị cuốn hút vào một đời sống suy đồi và vô cảm, nếu như người trẻ ấy không có một đời sống Đức tin căn bản, hay đúng hơn được giáo dục trong một môi trường tốt. Vì vậy việc dạy giáo lý không phải là:
– Thuộc lòng một mớ kiến thức đức tin,
– Không đưa đến Phụng vụ, truyền giáo,
– Thuyết giáo khô khan, không sinh động,
– Giảng viên thiện nguyện, yếu kém,
– Giáo lý dạy trong khuôn khổ “lớp học”.
Nếu chúng ta không có một sự canh tân trong phương pháp sư phạm Giáo lý, thì chắc hẳn rằng việc giáo dục Đức tin rất dễ dàng đi đến chổ nhồi nhết một mớ kiến thức Đức Tin cho người trẻ, chứ không phải là dẫn dắt người trẻ “cảm nếm” tình yêu của Thiên Chúa, và nhận ra những giá trị cao quý ngang qua nguồn Ân sủng của các Bí tích.
3/ Mục đích của giáo lý.
Đứng trước những khó khăn như vậy, chúng ta cần phải nhìn lại mục đích của việc dạy Giáo lý là gì? Đó chính là việc giúp con người hiệp thông với Chúa Kitô, nhờ đó hiệp thông với Chúa Cha, với Chúa Thánh Thần, với Hội Thánh và với nhân loại.
4/ Đào tạo huynh trưởng giáo lý viên:
Đây là một công việc rất quan trọng và cần thiết. Đức Cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đào tạo nhân sự trong việc dạy giáo lý tại các Giáo xứ. Quan tâm đến phẩm chất của người dạy hơn là thủ bản và những công cụ làm việc khác.
Đức Cha đã đưa ra phương hướng cho Cha trưởng ban giáo lý Giáo phận phương hướng tổ chức đào tạo các Huynh trưởng giáo lý viên trong Giáo phận về các phương diện cần thiết: về nhân bản, đời sống thiêng liêng, Thánh Kinh, thần học, các khoa học: Tâm lý, Xã hội, Giáo dục, Truyền thông, Sư phạm …
5/ Việc dạy giáo lý.
Việc dạy giáo lý là làm sao để cho công việc của mình hoàn toàn lệ thuộc vào hành động của Thiên Chúa, Đấng hoạt động nhờ Thánh Thần của Ngài, đồng thời hiệu quả của việc dạy giáo lý luôn là ân huệ của Thiên Chúa. Huynh trưởng giáo lý viên luôn kiên nhẫn trong việc dạy giáo lý, vì biết rằng hạt giống Lời Chúa một khi được gieo vào tâm hồn, vẫn nãy mầm, lớn lên và sinh hoa kết trái, cho dù người gieo thức hay ngủ. Chúng ta đừng mong nhìn thấy kết quả trước mắt.
6/ Tổ chức dạy giáo lý như thế nào?
Để lớp giáo lý không trở thành “lớp học” như ở trường phổ thông và không chỉ có thuyết giáo khô khan, xu hướng hiện nay ở Việt Nam muốn dạy giáo lý trong khuôn khổ một Hội đoàn, và Hội đoàn được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chọn là Hội Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Đức Cha cũng muốn giáo phận Kontum chúng ta áp dụng việc kết hợp việc day giáo lý trong khuôn khổ Thiếu Nhi Thánh Thể. Kinh nghiệm ở các nơi cho thấy việc kết hợp này tốt cho việc dạy giáo lý. Lớp học sẽ vui hơn, sinh động hơn. Các bài hát, truyện kể, băng reo, cử điệu làm cho những chân lý trừu tượng dễ được tiếp thu hơn. Chơi mà học. Học mà chơi. Sinh hoạt hàng đội giúp các em tự quản, có trách nhiệm hơn, dạn dĩ hơn. Thỉnh thoảng tổ chức trò chơi lớn (với những chủ đề được rút ra từ Kinh Thánh) giúp các em tháo vát hơn.
Đây là lần đầu tiên trong Giáo phận, Đức Cha đã đưa ra một phương hướng và đồng nhất trong việc dạy Giáo lý trong các Giáo xứ. Sự định hướng này là điều cần thiết và bổ ích cho việc dạy giáo lý trong toàn giáo phận. Người Huynh trưởng giáo lý viên cần phải nỗ lực hơn, cố gắng hơn để đem lửa đức tin đến cho các em thiếu nhi cũng như cho những người trẻ, là những thế hệ tiếp nối trong sứ mạng rao giảng và làm chứng cho tin mừng trong thế giới hôm nay.
Ước mong rằng việc đào tạo Huynh trưởng giáo lý viên luôn được tiếp tục và hữu hiệu, để các anh chị là những cánh tay nối dài của các Cha xứ trong việc giảng dạy và rao truyền Đức tin cho mọi người.
GIÁO PHẬN KONTUM
Ngày 04/09/2018
Kết Thúc Ngày Gặp Gỡ Nhau – Gặp Gỡ Chúa Qua Giờ Chầu Thánh Thể
TỔNG KẾT & NHẬN ĐỊNH
Ngày 04/09/2018, tại Nhà Thờ Tân Hương, Giáo hạt Kontum, Giáo phận Kontum, có một cuộc hội ngộ hơn 325 anh chị em Huynh Trưởng Giáo Lý Viên trong toàn Giáo phận, ngoài ra còn có một số các Linh mục và Tu sĩ nam nữ cùng đồng hành trong cuộc hội ngộ này.
Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, Trưởng ban Giáo lý Giáo phận muốn dành riêng cuộc gặp gỡ này cho các anh chị trong Ban Điều hành Huynh trưởng Giáo lý của các Giáo xứ và Giáo họ, như là động lực và sức bật cũng như đào sâu về phương hướng chung trong việc điều hành và hướng dẫn mục vụ Giáo lý trong toàn Giáo Phận.
Đức Cha Aloysio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kontum đã trình bày cho tham dự viên về phương hướng cụ thể trong việc dạy Giáo lý tại các Giáo xứ như thế nào?
1/ Dạy Giáo lý là gì?
Dạy giáo lý = công việc của người gieo giống (Mc 4,26-27).
* Gieo Lời Chúa = loan báo Tin Mừng
*Ba giai đoạn: truyền giáo trong giai đoạn khởi đầu Giáo hội sơ khai (kerygma) – giáo lý – mục vụ.
2/ Khó khăn.
Trong bối cảnh xã hội ngày hôm nay, người trẻ đang đứng trước nhiều trao lưu, phong hóa, học thuyết khác nhau, đan xen với những vấn nạn như:
– Ngừa thai, phá thai, triệt sản, đồng tính, chuyển giới, dâm ô.
– Tham nhũng, nhóm lợi ích, đói nghèo.
– Lạm quyền, bất công.
– Giáo dục yếu kém, dân trí thấp.
– Đạo đức xuống cấp, giả dối, lọc lừa, buông thả, vô cảm.
– Tương đối hóa tôn giáo: đạo nào cũng tốt. Tôn giáo = lễ hội.
Trước những trào lưu và sự xuống cấp về đời sống luân lý, người trẻ rất dễ dàng mất phương hướng và rất dễ bị cuốn hút vào một đời sống suy đồi và vô cảm, nếu như người trẻ ấy không có một đời sống Đức tin căn bản, hay đúng hơn được giáo dục trong một môi trường tốt. Vì vậy việc dạy giáo lý không phải là:
– Thuộc lòng một mớ kiến thức đức tin,
– Không đưa đến Phụng vụ, truyền giáo,
– Thuyết giáo khô khan, không sinh động,
– Giảng viên thiện nguyện, yếu kém,
– Giáo lý dạy trong khuôn khổ “lớp học”.
Nếu chúng ta không có một sự canh tân trong phương pháp sư phạm Giáo lý, thì chắc hẳn rằng việc giáo dục Đức tin rất dễ dàng đi đến chổ nhồi nhết một mớ kiến thức Đức Tin cho người trẻ, chứ không phải là dẫn dắt người trẻ “cảm nếm” tình yêu của Thiên Chúa, và nhận ra những giá trị cao quý ngang qua nguồn Ân sủng của các Bí tích.
3/ Mục đích của giáo lý.
Đứng trước những khó khăn như vậy, chúng ta cần phải nhìn lại mục đích của việc dạy Giáo lý là gì? Đó chính là việc giúp con người hiệp thông với Chúa Kitô, nhờ đó hiệp thông với Chúa Cha, với Chúa Thánh Thần, với Hội Thánh và với nhân loại.
4/ Đào tạo huynh trưởng giáo lý viên:
Đây là một công việc rất quan trọng và cần thiết. Đức Cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đào tạo nhân sự trong việc dạy giáo lý tại các Giáo xứ. Quan tâm đến phẩm chất của người dạy hơn là thủ bản và những công cụ làm việc khác.
Đức Cha đã đưa ra phương hướng cho Cha trưởng ban giáo lý Giáo phận phương hướng tổ chức đào tạo các Huynh trưởng giáo lý viên trong Giáo phận về các phương diện cần thiết: về nhân bản, đời sống thiêng liêng, Thánh Kinh, thần học, các khoa học: Tâm lý, Xã hội, Giáo dục, Truyền thông, Sư phạm …
5/ Việc dạy giáo lý.
Việc dạy giáo lý là làm sao để cho công việc của mình hoàn toàn lệ thuộc vào hành động của Thiên Chúa, Đấng hoạt động nhờ Thánh Thần của Ngài, đồng thời hiệu quả của việc dạy giáo lý luôn là ân huệ của Thiên Chúa. Huynh trưởng giáo lý viên luôn kiên nhẫn trong việc dạy giáo lý, vì biết rằng hạt giống Lời Chúa một khi được gieo vào tâm hồn, vẫn nãy mầm, lớn lên và sinh hoa kết trái, cho dù người gieo thức hay ngủ. Chúng ta đừng mong nhìn thấy kết quả trước mắt.
6/ Tổ chức dạy giáo lý như thế nào?
Để lớp giáo lý không trở thành “lớp học” như ở trường phổ thông và không chỉ có thuyết giáo khô khan, xu hướng hiện nay ở Việt Nam muốn dạy giáo lý trong khuôn khổ một Hội đoàn, và Hội đoàn được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chọn là Hội Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Đức Cha cũng muốn giáo phận Kontum chúng ta áp dụng việc kết hợp việc day giáo lý trong khuôn khổ Thiếu Nhi Thánh Thể. Kinh nghiệm ở các nơi cho thấy việc kết hợp này tốt cho việc dạy giáo lý. Lớp học sẽ vui hơn, sinh động hơn. Các bài hát, truyện kể, băng reo, cử điệu làm cho những chân lý trừu tượng dễ được tiếp thu hơn. Chơi mà học. Học mà chơi. Sinh hoạt hàng đội giúp các em tự quản, có trách nhiệm hơn, dạn dĩ hơn. Thỉnh thoảng tổ chức trò chơi lớn (với những chủ đề được rút ra từ Kinh Thánh) giúp các em tháo vát hơn.
Đây là lần đầu tiên trong Giáo phận, Đức Cha đã đưa ra một phương hướng và đồng nhất trong việc dạy Giáo lý trong các Giáo xứ. Sự định hướng này là điều cần thiết và bổ ích cho việc dạy giáo lý trong toàn giáo phận. Người Huynh trưởng giáo lý viên cần phải nỗ lực hơn, cố gắng hơn để đem lửa đức tin đến cho các em thiếu nhi cũng như cho những người trẻ, là những thế hệ tiếp nối trong sứ mạng rao giảng và làm chứng cho tin mừng trong thế giới hôm nay.
Ước mong rằng việc đào tạo Huynh trưởng giáo lý viên luôn được tiếp tục và hữu hiệu, để các anh chị là những cánh tay nối dài của các Cha xứ trong việc giảng dạy và rao truyền Đức tin cho mọi người.
Pleiku, ngày 04/09/2018
Ban MVTT Gp Kontum
Hoa Hải Đường
Ban MVTT Gp Kontum
Hoa Hải Đường
PHẦN CHIA SẺ CỦA BAN TỔ CHỨC- THƯ KÝ TRONG NGÀY GẶP GỠ
Cảm ơn cha Ta-đê-ô Võ Xuân Sơn đã cập nhật nhanh chóng, Vọng xin chia sẻ thêm về
Ngày Họp mặt HT- GLV Giáo phận Kontum ngày 04/9/2018.
Ngày Họp mặt HT- GLV Giáo phận Kontum ngày 04/9/2018.
Lúc đầu, vì thời gian chuẩn bị hơi gấp nên các cha và anh chị trong ban tổ chức dự kiến số tham dự viên chỉ trong khoảng từ 150 đến 200 người, nhưng tạ ơn Chúa, con số tham dự lên đến 320 bạn từ 63 giáo xứ giáo họ trong giáo phận, chưa kể có 12 linh mục và hơn 24 nữ tu các dòng cùng hiện diện. Chúng con thấy rất cảm động và biết ơn sự quan tâm của Đức Cha, Quý cha, Quý nữ tu hiện diện trong ngày Họp mặt Huynh trưởng- Giáo lý viên của Giáo phận. Điều đó nói lên sự gắn kết của những người con luôn mong ước Danh Cha Cả Sáng…. Trong ngày Họp mặt này, các tổ đã chia sẻ các câu hỏi thảo luận bằng các hình thức : Thuyết trình, tiểu phẩm, hoạt cảnh đặc sắc, mang nhiều suy tư, đem đến cho toàn cộng đoàn tham dự những ý tưởng rất hay, và cũng phần nào giúp việc định hướng công tác Giáo lý của Giáo phận được rõ nét hơn. Sau đây, chúng con xin chia sẻ phần thảo luận Câu hỏi Đề tài 1 của tham dự viên.
CÂU HỎI THẢO LUẬN – ĐỀ TÀI 1
Câu 1: Để mối liên kết huynh trưởng- giáo lý viên trong giáo xứ được phát triển bền vững, bạn đề nghị những phương thức nào?
* Mục đích của GLV-HT:
– Dẫn dắt các em gặp gỡ Chúa, sống và thực hành lời Chúa, trở nên một con người ngày càng tốt hơn. Vì thế các GLV đều ước muốn có chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện GLV-HT để thống nhất 01 chương trình.
*Khó khăn:
– Bất đồng quan điểm giữa GLV và HT, GLV còn cứng nhắc, không sinh hoạt với HT, Thiếu sự hiệp nhất, chưa hiểu nhau, có nguyên nhân là GLV chưa được đào tạo
– GLV dạy giáo lý xong về, không dạy múa hát, không đồng hành sinh hoạt cho các em.
* Mục đích của GLV-HT:
– Dẫn dắt các em gặp gỡ Chúa, sống và thực hành lời Chúa, trở nên một con người ngày càng tốt hơn. Vì thế các GLV đều ước muốn có chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện GLV-HT để thống nhất 01 chương trình.
*Khó khăn:
– Bất đồng quan điểm giữa GLV và HT, GLV còn cứng nhắc, không sinh hoạt với HT, Thiếu sự hiệp nhất, chưa hiểu nhau, có nguyên nhân là GLV chưa được đào tạo
– GLV dạy giáo lý xong về, không dạy múa hát, không đồng hành sinh hoạt cho các em.
*ĐỀ NGHỊ: Ban GLGP, các cha sở có kế hoạch đào tạo song song về các môn giáo lý và kiến thức TNTT để cùng hòa nhập, cùng chung một hướng.
– Câu 2:Trong giáo xứ bạn đang sinh hoạt, có những vấn đề gì cần quan tâm, cần giải quyết về công tác giáo lý?
– 2.1/Về mặt tài liệu: Có nhiều tài liệu trong năm học ở các GX (Xuân Lộc, Nha Trang,..)
Các cha sở thay đổi nhiệm sở thì chương trình học phải thay đổi.
VD: Cha Sở 1 Học CT Nha Trang; Cha sở 2: Học CT Xuân Lộc,Cha sở 3 thì học…..)
Dẫn đến tốn kém, các thế hệ không được học cùng 01 loại sách và không đồng nhất, bất cập. các kiến thức trong chương trình được học không liên kết với nhau.
– 2.2/ Cha sở : Có những giáo xứ, cha sở ít quan tâm đến vấn đề dạy và học giáo lý, cha khoán cho ban điều hành, các chức việc…, có những dịp học tập, tập huấn, gặp mặt cha sở không thông báo.
Các cha sở thay đổi nhiệm sở thì chương trình học phải thay đổi.
VD: Cha Sở 1 Học CT Nha Trang; Cha sở 2: Học CT Xuân Lộc,Cha sở 3 thì học…..)
Dẫn đến tốn kém, các thế hệ không được học cùng 01 loại sách và không đồng nhất, bất cập. các kiến thức trong chương trình được học không liên kết với nhau.
– 2.2/ Cha sở : Có những giáo xứ, cha sở ít quan tâm đến vấn đề dạy và học giáo lý, cha khoán cho ban điều hành, các chức việc…, có những dịp học tập, tập huấn, gặp mặt cha sở không thông báo.
*ĐỀ NGHỊ : Xin cha sở quan tâm hơn, vì giáo lý là đào tạo, hướng dẫn về đức tin và xin thống nhất 01 chương trình
– 2.3 Thái độ HT-GLV: Nhiều GLV không soạn bài trước khi đến lớp, chưa cố gắng học hỏi, nghiên cứu cách dạy, phương pháp dạy, để làm cho các em thấy hứng thú và thích học GL. Nhiều GLV chưa quan tâm đến kỹ năng tâm lý SP, khi hướng dẫn các em đôi khi còn hách dịch, cứng nhắc, không tâm lý hay nạt nộ các em và chưa chịu khó tìm hiểu kiến thức giáo lý và sinh hoạt TNTT.
– 2.3 Thái độ HT-GLV: Nhiều GLV không soạn bài trước khi đến lớp, chưa cố gắng học hỏi, nghiên cứu cách dạy, phương pháp dạy, để làm cho các em thấy hứng thú và thích học GL. Nhiều GLV chưa quan tâm đến kỹ năng tâm lý SP, khi hướng dẫn các em đôi khi còn hách dịch, cứng nhắc, không tâm lý hay nạt nộ các em và chưa chịu khó tìm hiểu kiến thức giáo lý và sinh hoạt TNTT.
*ĐỀ NGHỊ :GLV cần cố gắng học hỏi thêm về nhiều mặt, nhất là luôn cầu nguyện, gặp gỡ Chúa Ky tô, trở nên một con người làm gương đạo đức, chứng nhân từ việc làm đến lời nói.
– 2.4/ Về văn kiện, chứng chỉ: Việc phát chứng chỉ Bao Đồng ở các giáo xứ không thống nhất, có nơi phát cuối năm, có nơi phát giữa năm.
– 2.4/ Về văn kiện, chứng chỉ: Việc phát chứng chỉ Bao Đồng ở các giáo xứ không thống nhất, có nơi phát cuối năm, có nơi phát giữa năm.
Câu 3: Để phục vụ công tác giáo lý hiệu quả, các HT- GLV cần được đào tạo về các môn học gì? Hình thức nào?
+ Kinh Thánh; Phụng vụ, Cầu nguyện, SPGL, Các bí tích, Cập nhật Tông huấn của ĐTC và giáo hội, các Giáo luật, tâm lý lứa tuổi, kỹ năng sinh hoạt, TNTT…..
+ Kinh Thánh; Phụng vụ, Cầu nguyện, SPGL, Các bí tích, Cập nhật Tông huấn của ĐTC và giáo hội, các Giáo luật, tâm lý lứa tuổi, kỹ năng sinh hoạt, TNTT…..
*ĐỀ NGHỊ: Ban Gl Gp, các cha sở có kế hoạch đào tạo song song về các môn giáo lý và kiến thức TNTT, theo các khóa, theo các khối, theo các thời gian thích hợp. GLV phải yêu mến khát khao dạy GL, yêu mến Chúa Giê su, Các vị hữu trách quan tâm đến GLV và có những chương trình dã ngoại, tham quan cho các GLV…
– Có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để đào tạo, bồi dưỡng.
– Theo mùa:Vọng, GS, Chay, PS, thường niên.. chia làm 2 hạt để thuận tiện trong di chuyển
– Cần có nhân sự hợp tác nhiệt tình, bền vững (Các cha, các Sr, các giáo dân)
– Có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để đào tạo, bồi dưỡng.
– Theo mùa:Vọng, GS, Chay, PS, thường niên.. chia làm 2 hạt để thuận tiện trong di chuyển
– Cần có nhân sự hợp tác nhiệt tình, bền vững (Các cha, các Sr, các giáo dân)
Kontum, ngày 05/9/2018
Tổng hợp
Ban Thư ký
Tổng hợp
Ban Thư ký
Luxia Nguyễn Thị Vọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét