Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Đức Thánh Cha Gặp Các Bạn Trẻ Tại Vilnius, Lituania

Đức Thánh Cha gặp các bạn trẻ tại Vilnius, Lituania



                                                                                                      NGUỒN: Vatican News – Tiếng Việt
                                                                                                       Published on Sep 23, 2018
                                                                                                        GPKONTUM (24/9/2018) KONTUM

Chỗ Ngồi Cao Nhất

Mùa Thường Niên Chúa Nhật 25 Năm B
Kn 2, 12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9, 30-37


CHỖ NGỒI CAO NHẤT

Nơi trung tâm lịch sử ơn cứu độ là cuộc tử nạn của Đức Giêsu, con đường đau khổ được ám tàng nói đến nhiều lần trong Kinh thánh, bàng bạc dưới nhiều hình thức khác nhau, qua nhiều câu chuyện của các nhân vật thời Cựu Ước. Tuần trước Chúa nhật 24B ngôn sứ Isaia đã trình bày Người tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa bị chể diễu: “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu …”, nhà tiên tri tuyên sấm về một chủ thể cá vị, bị lép vế, bị khinh miệt, nhưng kiên vững vì xác tín có Thiên Chúa phù trợ.
Cái khinh miệt tẩy chay và đàn áp không chỉ tuyên sấm cho một cá nhân nhưng cho cả một tập thể, một dân tộc. Bài sách Khôn Ngoan hôm nay nói đến chủ thể tập thể là dân Do-thái sống lưu vong giữa các dân ngoại mà vẫn trung thành thờ kính Thiên Chúa nên đã bị phường vô đạo chế nhạo: “Ta hãy hạ nhục và tra tấn nó …. Nào ta kết án cho nó chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm” (x. Bài Đọc 1. Kn 2, 12.17-20). Câu hỏi bật lên là tại sao người sống trung tín với Thiên Chúa lại bị bạc đãi bị hành hạ chèn ép. Thánh Giacôbê tông đồ có cái nhìn sâu sắc về nguyên nhân sinh ra các thứ hằn học nầy: Ham muốn, ghen tương đố kỵ, sinh tranh chấp, gây xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa, đi đến chém giết nhau, “Anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết, anh em ganh ghét cũng chẳng được gì nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau …”(x. Bài Đọc 2. Gc 3,16-4,3). Sự độc ác từ bên trong trào ra bên ngoài điển hình qua vụ án của Đức Giêsu.
Trích sách tiên tri Isaia và sách Khôn Ngoan chuẩn bị tâm lý cho chúng ta đón nhận việc Đức Giêsu báo thương khó lần thứ hai: “Con người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người ….” (Bài Tin mừng Mc 9,30-37). Mặc dầu Đức Giêsu nói rõ như vậy mà các môn đệ của Người vẫn “không hiểu lời đó”. Tâm trí của các ông có vấn đề, họ đang tìm cho mình chỗ đứng tốt nhất, xem : “ Ai là người lớn hơn cả”. Cái nhìn trần thế ham muốn địa vị, ghen tỵ lẫn nhau, tranh chấp chỗ ngồi, khiến các ông không nhận ra sự thật đau thương mà Thầy sắp bước vào. Đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du), hay đúng hơn con người tạo ra thế giới cho riêng mình (Heidegger), thế giới của Đức Giêsu sắp bước vào là thế giới hy sinh chịu chết để cứu chuộc nhân loại, thì hoàn toàn khác với thế giới của các môn đệ đang tranh chấp nhau chỗ ngồi và thứ bậc. Cái ích kỷ ham muốn quyền bính che lấp tâm trí các môn đệ đến nỗi họ không hiểu được ý nghĩa lời sấm của Đức Giêsu nói về con đường khổ nạn.
Tuy nhiên then chốt cuộc tranh luận là: “Ai là người lớn hơn cả?”. Ba lần Đức Giêsu loan báo cuộc tử nạn của Người, Người sẽ bị hạ nhục đến tự hủy ra không. Các môn đệ cạnh tranh nhau địa vị mà quên đi rằng chính Thầy Giêsu là người lớn nhất, Thầy đã không dành cho mình quyền lực và vinh quang, Thầy không đến để tranh chấp ngôi vị với con người, Thầy đến để phục vụ. Thật sự con người trần thế khó có thể đón nhận một Thiên Chúa của sự sống, của niềm vui và của hạnh phúc lại có thể đi trên con đường đau thương chết chóc.
Cái ‘gai’, chất ‘mật đắng’ trong lịch sử cứu độ làm cho môn đệ bỏ rơi Thầy và làm cho nhiều người từ chối Kitô giáo. Có cái gì đó mâu thuẫn khó đón nhận, khó nuốt trôi khi nghe Đức Giêsu khẳng định: “ Ai muốn làm người đứng đầu thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người” (c. 35). Đức Giêsu tái định nghĩa thế nào là làm lớn và Người ban quy luật đó cho những ai bước theo Người.
Đứa trẻ mà Đức Giêsu đặt giữa các môn đệ là dấu chỉ linh hoạt vừa nói lên địa vị rốt hết vừa nói lên tính đơn sơ và phó thác của trẻ em, chúng không vướng mắc hệ thống toan tính so đo hơn thiệt như người lớn tuổi thường rào trước đón sau. Các phẩm tính đó cũng là những tư cách cần thiết để vào Nước Trời, đó là đức khiêm hạ, tính chân thật và phó thác tuyệt đối cho Thiên Chúa. Trở nên trẻ nhỏ không phải là giản lược cung cách hành xử không suy nghĩ của trẻ nít. Chúng ta học nơi cử chỉ của Đức Giêsu đối với trẻ em đó là sự thân thiện và liên đới với tha nhân trong tôn trọng nhân phẩm con người.
Lạy Chúa Giêsu xin mở mắt con để con biết tôn trọng anh em con trong sự nghèo nàn và khốn khổ của họ, những mãnh đời đó phản ảnh chân dung của một Đức Kitô bị bỏ rơi. Amen
Lm. Luy Gonzaga NGUYỄN QUANG VINH
GX. ĐỨC AN – GP. KONTUM
GPKONTUM (20/9/2018) KONTUM



Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Tin Không Vui

Mùa Thường Niên Chúa Nhật 24 Năm B
Is 50, 5-9a; Gc 2, 14-18; Mc 8, 27-35


TIN KHÔNG VUI
Tin buồn quan trọng nhất trong Kitô giáo được tiên tri Isaia nói tới tám trăm năm trước khi vụ việc xảy ra, ông giới thiệu cho chúng ta nhân vật ‘Người tôi tớ của Thiên Chúa’. Người tôi tớ này chấp nhận hy sinh, chịu nhục nhã, chịu đau khổ tư bề để thi hành sứ vụ của Thiên Chúa, sở dĩ nhân vật này chịu đựng được tất cả là vì có Thiên Chúa nâng đỡ và đứng về phía ông chống lại những người cáo buộc ông. “Tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu … Có Đức Chúa phù trợ tôi, vì thế tôi không hề hổ thẹn. Ai còn dám kết tội tôi?” (x. Bài Đọc 1. Is 50, 5-9a). Đó là bản phác họa ơn gọi của mọi tiên tri hôm qua cũng như hôm nay và mãi về sau, tức là bị người đời chèn ép bắt bớ và hành hạ, tất cả họ đều mang thân phận Người tôi tớ của Thiên Chúa, Người tôi tớ đau khổ. Đây cũng là hình tự thân của Đức Giêsu.
Và khi những Kitô hữu đầu tiên đọc lại lời sấm này dưới ánh sáng Phục sinh thì họ nhận ngay ra Người tôi tớ đau khổ mà tiên tri Isaia mô tả là chính Đức Giêsu thành Nadarét và vụ án của Người đã diễn ra trong tuần Thương khó. Trong vụ án này các ký lục, biệt phái, tư tế và dân chúng đứng lên chống đối Đức Giêsu, nộp Người cho quan Philatô, đòi kết án Người và đóng đinh Người vào thập giá. Đối phương của Đức Giêsu gây áp lực, uy hiếp quan tổng trấn buộc ông ra án tử hình cho Đức Giêsu. Người Do thái dùng bàn tay của chính quyền Rôma để giết Đức Giêsu, Người bị kết án tử hình do chính dân tộc mình.
Đức Giêsu là đệ nhất Ngôn sứ, Người đầy tớ tuyệt hảo của Thiên Chúa, là Đấng Mêsia. Hiểu được như vậy, chúng ta thấy cuộc phỏng vấn thăm dò sau đây của Đức Giêsu có tính điều tra xét hỏi. Đức Giêsu hỏi các môn đệ: “Người ta bảo Thầy là ai? … Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Ông Phêrô làm đại biểu thay cả nhóm trả lời: “Thầy là Đấng Kitô”. Nội dung của câu trả lời này vượt khỏi tâm trí và sự hiểu biết của ông Phêrô vì lời phát biểu nói về chân tướng Đấng Mêsia, bao hàm ý nghĩa chết chóc : “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại” (x. Tin Mừng Mc, 8,27-35). Lúc nầy ông Phêrô không hình dung được Đấng Kitô phải chịu đau khổ và chịu chết, bởi vì trong tâm trí ông quan niệm một Đức Mêsia uy lực quyền thế theo nhãn quan nhân loại.
Cái thảm cảnh chết chóc u sầu đó được Đức Giêsu tuyên bố thẳng thừng không úp mở, Người nói về số phận của chính mình và cũng là số phận của Đấng Mêsia. Như thế Người đầy tớ của Thiên Chúa được nói đến trong sách ngôn sứ Isaia chính là hình ảnh và là gương mặt của Đức Giêsu, Đấng chấp nhận chịu chết để cứu chuộc muôn dân. Số phận chết chóc này là tin không vui cho những ai theo chân Đức Giêsu, ông Phêrô đã không đồng ý và đã can ngăn Đức Giêsu, nhưng Người không nhượng bộ mà còn khẳng định: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (c. 34).
Người Kitô hữu tin vào Đức Giêsu Kitô được yêu cầu sống đức tin của mình và tuyên xưng đức tin đó ra bên ngoài, đòi hỏi này được Thư Giacôbê minh định: “Tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin không có hành động là đức tin chết” (x. Bài Đọc 2. Gc 2, 14-18). Đức tin là sự chấp nhận sự thật về bản thân Đức Giêsu trong tâm hồn và thực thi ra bên ngoài qua hành vi luân lý, như vậy sống luân lý là cách diễn tả đức tin một cách thiết thực trong đời sống xã hội. Tin Thiên Chúa là Đấng chân thật, nên người tín hữu phải sống không dối trá; tin Thiên Chúa là vua tình yêu, cho nên phải yêu thương mọi người không phân biệt sang hèn. Đức tin phải đi liền với đức mến, tức hành động bác ái từ thiện, hành động mà không hy vọng thì vô nghĩa. Cho nên đức tin, đức cậy, đức mến là bộ ba đi liền nhau trong cuộc đời người Kitô hữu. Đó là ba nhân đức đối thần người Kitô hữu được trao ban ngày lãnh nhận phép Rửa tội.
‘Chúa chết’ là tin không vui lại là tin vui cho những ai được hưởng ơn cứu độ vì máu Đức Kitô có đổ ra, ơn cứu độ mới được trao ban cho nhân loại. Cho thấy lý do tại sao Giáo Hội công giáo cử hành lễ ‘giỗ’ của Đức Giêsu rất long trọng suốt cả Tuần thánh, đó là chóp đỉnh của phụng tự Kitô giáo.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chấp nhận thân phận làm Người Đầy Tớ Đau Khổ để cứu độ trần gian, xin cho con biết chấp nhận những khó khăn trong đời thường để hiệp thông với sự đau khổ của Chúa làm nên ơn cứu độ trần gian . Amen

Lm. Luy Gonzaga NGUYỄN QUANG VINH
GX. ĐỨC AN – GP. KONTUM
GPKONTUM (13/9/2018) KONTUM

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Sinh Hoạt Trong Giờ Giáo Lý Và Giờ Hoạt Động

Ban Mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum xin giới thiệu tài liệu nói lên mối tương quan “Sinh hoạt trong giờ dậy giáo lý” trong đó có nội dung giáo huấn đức tin cần đặt trung tâm điểmđồng thời sinh hoạt tạo điểm nhấn cùng phối hợp giữa phương pháp truyền giảng và phương pháp hoạt động
XIN KÍNH MỜI
SINH HOẠT TRONG GIỜ GIÁO LÝ VÀ GIỜ HOẠT ĐỘNG
Giờ giáo lý sẽ đạt hiệu quả cao khi Huynh Trưởng, Giáo lý viên tạo được bầu khí sống động nhờ phối hợp giữa phương pháp truyền giảng và phương pháp hoạt động. Tuy nhiên, phải tránh biến buổi học giáo lý thành buổi sinh hoạt vui nhộn lấn át nội dung đức tin và bầu khí tôn giáo của lớp giáo lý. Vì thế, cần lưu ý chủ đích và những tính cách phải có trong sinh hoạt giáo lý.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Épphatha : Hãy Mở Ra

Mùa Thường Niên Chúa Nhật 23 Năm B
Is 35,4-7; Gr 2, 1-5; Mc 7,31-37



ÉPPHATHA: HÃY Mở RA
Đức Giêsu chữa lành người câm và điếc trên đất miền Thập tỉnh, đất dân ngọai. Và cách chữa bệnh kỳ lạ của Người làm chúng ta suy nghĩ. (x. Bài Tin Mừng. Mc 7, 31-37). TRình thuật nầy muốn rao truyền sứ điệp gì ?

Trước hết bệnh câm và điếc được hiểu như biểu tượng con người đã chết, chiếc đầu lâu, chiếc sọ người, tiêu biểu cho sự chết chóc. Sống không có cảm thông và không giao lưu, đóng kín trong chính mình, sống mà như phỗng sành. Câm và điếc cũng được hiểu về những ngẫu tượng do con người sáng chế ra, các thứ ngẫu tượng được hình dung rồi nặn ra theo trí tưởng tượng phong phú của con người, tiên tri Isaia đã có lần chế nhạo các ngẫu thần vô tri vô giác nầy: “tượng thần chúng chỉ là vàng bạc, do tay người thế tạo thành, có mắt miệng không nhìn không nói, có tai mà chẳng thể nghe chi, không hơi thở nơi mồm nơi miệng!” (x. Is 44,9-20 tt: Tượng thần là hư vô).
Chữa lành người câm điếc, Đức Giêsu khẳng định quyền năng của mình trên sự chết, khẳng định mình là Chúa của sự sống. Dân ngoại lấy ngẫu tượng làm thần để tôn thờ, họ bái lạy vật chất, con người tạo ra các thứ thần thánh và gán cho chúng những quyền năng mà tự chúng không có. Thật ra con người vốn là “con vật” có tôn giáo, cho nên khi không biết chúa chân thật để tôn thờ, con người tạo ra thần thánh cho chính mình để đáp ứng nhu cầu tâm linh, điều nầy rất rõ nét nơi các bộ lạc miền thượng du Tây nguyên, không có sắc tộc nào mà không có thần thánh cho riêng cho bộ tộc mình, một khi biết được đạo thật họ từ bỏ tất cả các ngẫu thần đó để tôn thờ một Thiên Chúa mà thôi.
Việc Đức Giêsu chữa lành bệnh nhân câm điếc ngay giữa lòng dân ngọai thì chẳng khác nào Người khẳng định sự hư vô của ngẫu tượng và đồng thời khẳng định mình chính là Thiên Chúa thật sự toàn năng và biết nói. Việc làm nầy như nhắc lại lệnh truyền: Ngươi phải thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất mà thôi. Như thế chân lý “Thiên Chúa biết nói” là một mặc khải to lớn trong Cựu Ước so với các tôn giáo thờ ngẫu thần gỗ đá lúc bấy giờ. Thiên Chúa biết nói, tức biết đối thoại và cảm thông, Thiên Chúa đi vào tâm tình giao lưu với con người. Không những thế Thiên Chúa nhập thể vi hành vào trần gian và cứu chữa con người. Việc Đức Giêsu cứu độ nhất thời một vài bệnh nhân câm điếc là để mặc khải Người là Thiên Chúa biết nói, biết cảm thông, biết lằng nghe và cứu khổ nhân loại cơ cực .
Cách Đức Giêsu chữa bệnh cũng thật kỳ lạ. “Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: ‘Êpphata’ nghĩa là hãy mở ra!” (c.33-34). Đức Giêsu quan tâm đến thân phận bệnh nhân, Người đụng chạm đến người câm điếc và chữa lành anh ta, bằng một cử chỉ riêng tư, bằng một tiếp xúc trực tiếp, bằng một tương quan rất người, rất gần gũi giữa bệnh nhân và Thầy thuốc. Cử chỉ của Người như sự bảo vệ và che chở người hèn kém. Cử chỉ này soi sáng chúng ta hiểu được lời trong Thư Giacôbê: “Nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo khó trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu đức tin và thừa hưởng vương quốc Người đã hứa cho những ai yêu mến Người hay sao?” (x. Bài Đọc 2. Gc 2,1-5). Thiên Chúa không tây vị ai, người ban phúc lành cho cả dân ngoại. Qua phép lạ xảy ra nơi đất dân ngoại chúng ta hiểu được mọi dân tộc đều được mời vào hưởng sự sống mà Đức Giêsu đem đến. Thiên Chúa là Cha chung của mọi người, nhưng mỗi người có tương quan cá nhân với Người, riêng tư và trân trọng.
Trước đó sáu trăm năm, đã có lời sấm của tiên tri Isaia nói về thời kỳ huy hòang của Đấng thiên sai: “Chính Thiên Chúa sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò” (x. Bài Đọc 2. Is 35,4-7a). Thời kỳ đó đã khai mở với sự hiện diện của Đức Giêsu. Người đến như sự tái tạo vạn vật, lập lại trật tự bị tội lỗi làm cho đảo lộn. Tội lỗi luôn luôn gây ra sự đảo lộn nơi tâm hồn và ngoài xã hội. Những lời Đức Giêsu nói và những phép lạ Người làm chứng thực Người là Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian để cứu độ thế gian. Khi gặp được Đức Giêsu, con người dẹp bỏ các thần tượng khác, để chỉ tôn vinh một mình Người.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy mở tai con để đón nhận lời hằng sống, xin hãy mở miệng con để con ca tụng và rao giảng việc lạ Chúa làm. Xin cho con biết lắng nghe người hèn yếu kêu xin và cho con biết mở miệng an ủi người sầu khổ. Amen
Lm. Luy Gonzaga NGUYỄN QUANG VINH
GX. ĐỨC AN – GP. KONTUM
GPKONTUM (08/9/2018) KONTUM

Ngày Gặp Gỡ Các Huynh Trưởng – Giáo Lý Viên 4.9.2018 – TỔNG KẾT Và NHẬN ĐỊNH

HỌP MẶT HUYNH TRƯỞNG-GIÁO LÝ VIÊN
GIÁO PHẬN KONTUM
Ngày 04/09/2018

Kết Thúc Ngày Gặp Gỡ Nhau – Gặp Gỡ Chúa Qua Giờ Chầu Thánh Thể
TỔNG KẾT & NHẬN ĐỊNH
Ngày 04/09/2018, tại Nhà Thờ Tân Hương, Giáo hạt Kontum, Giáo phận Kontum, có một cuộc hội ngộ hơn 325 anh chị em Huynh Trưởng Giáo Lý Viên trong toàn Giáo phận, ngoài ra còn có một số các Linh mục và Tu sĩ nam nữ cùng đồng hành trong cuộc hội ngộ này.

Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Cầu Cho Linh Hồn Cha Cố Tôma Nguyễn Văn Thượng

  Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Cầu Cho Linh Hồn Cha Cố Tôma Nguyễn Văn Thượng   18-04-2022 Hôm nay, Thứ Hai, ngày 18/4/2022, ngày thứ hai trong t...