Yali, 28/07/2014
Định hướng bài giáo lý.
Tất cả hướng tới Loan Báo
Tin Mừng (LBTM). Lời ĐGH kêu gọi.
Làm sao công tác giáo lý
cũng hướng tới mục đích này ?
Niềm vui Tin Mừng không đến
một sớm một chiều, cũng không có được một lần, học một lần thay cho cả đời.
Chúng ta trở nên kitô hữu mỗi ngày trong suốt cuộc đời. Đón nhận niềm vui Tin Mừng cũng có nhiều chặng đường.
Cha André Fossion (Sj)[1]
chia thành 4 giai đoạn :
1.
Học nhìn lại cuộc sống và thực hành hiến chương
Nước Trời (8 mối phúc thật). Tức là sống theo lương tâm ngay thẳng, hay nói
cách khác học sống nhân bản. (Người ngoại cũng sống vậy!)
3.
Hai lời dạy song hành của đức Kitô : (1) Loan báo Nước
Trời và (2) Loan báo màu nhiệm Vượt Qua đồng thời mặc khải Ngài là Con Thiên Chúa.
4.
Khám phá, đưa niềm vui Tin Mừng vào trong cuộc sống :
a. Dấn thân tham gia một đoàn thể, phong trào công
giáo hay một cộng đoàn huynh đệ kitô.
b. Tìm hiểu, suy tư về niềm tin trong cuộc sống
chia sẻ, phục vụ.
c. Cảm nghiệm niềm tin (sống cộng đoàn, phục vụ, dấn
thân, suy niệm, phụng vụ) giúp mình suy tư, ưa thích và học hỏi.
d. Từng bước thăng tiến cá nhân trên con đường nhân
đức.
Có lẽ suy tư đó cũng là một
hướng đi cho giáo lý viên lên chương trình cho những bài dạy giáo lý của mình.
Định hướng nội dung, bước kế tiếp là câu hỏi :
Làm thế nào để bài dạy mang lại hiệu quả tích cực ?
Bài viết tổng hợp dựa
theo Ellen Ullman[2] sau đây có lẽ giúp ta có
hướng trả lời.
Bài học có hiệu quả tích
cực khi giúp các em suy nghĩ và cho phép các em trao đổi, đặt ra những câu hỏi
cho nhau, lấy ra từ những kiến thức đã có trước, rồi xây dựng những bài thực
hành mới, những áp dụng thực tiễn trong cuộc sống.
Bài viết này đưa ra những
điểm then chốt thực hành để lên chương trình cho bài dạy, nhằm giúp học viên nắm
bắt nhiều hơn kiến thức đã học.
Rất nhiều khởi sự hoạch định
bài dạy nói tới nội dung chủ đạo, đề ra nhiều phần, nhiều yêu cầu cho giảng
viên điền vào. Trong khi những hạng mục yêu
cầu này, có những điều ta muốn dạy mà không có điều “làm thế nào để dạy ?” Chính chữ “thế
nào” đó tạo nên sự khác biệt cho thấy học viên có thực sự muốn học biết không.
Để hoạch định một giáo án
có hiệu quả , giảng viên cần xác định 3 yếu tố cơ bản: Mục tiêu – triển khai –
và suy nghĩ.
- Hãy bắt đâu bằng mục tiêu tích cực (active objective):
Thay vì nói: “hôm nay chúng ta sẽ học về phép
hòa giải”, để cho bài học có sức thu hút hơn, thì nói: “chúng ta cùng tìm hiểu
các cách thức khác nhau để hòa giải”. Đó chỉ là một thay đổi nhỏ, nhưng cho biết
thay vì bạn sẽ đọc bài giảng, thì sẽ là một bầu khí cho phép các học viên cùng
minh họa với bạn !
Gs Brunn khuyên các giáo viên tạo bài dạy sao
cho học viên có thể nghĩ ra nhiều khả năng giải quyết, cho dù là câu trả lời
sai, như vậy họ sẽ hiểu thực sự những điều đúng.
- Khi đã có mục tiêu tích cực, bạn sẽ tìm thân bài. Brunn đề nghị bạn viết ra những câu hỏi mở (open-ended, câu hỏi chưa được giải quyết), và quyết định xem sẽ hỏi thế nào, và nếu học viên không thể trả lời được, thì bằng cách nào bạn sẽ tìm biết họ đang nghĩ gì ? Bạn phải luôn tạo thuận lợi cho học viên đạt tới mục tiêu đã định.
- Judy Sheldon, là Gs Trợ giảng về các phương pháp trong nghiên cứu xã hội giai đoạn 2, luôn khuyến khích giảng viên tạo ra nhiều dịp cho suy tư chuyên sâu hơn.
a/
“Phải tìm cách làm họ học hỏi khám phá, đưa vào
chương trình của bạn. Ví dụ như cho họ giải thích một bức tranh, một tấm bản đồ,
phân tích, nhận xét các tài liệu học. Luôn chắc chắn là họ đang xây dựng bài học
cho họ”.
b/
Sau đó là thời gian nhìn lại. Hãy hỏi xem họ đã
học được gì từ trường lớp, từ xã hội và họ nghĩ bạn có thể làm gì khác. Theo Brunn, các câu trả lời sẽ giúp bạn có
nhiều ý tưởng khi đúc kết bài học.
Lorena Kelly nỗ lực giúp
giáo viên đặt thật nhiều câu hỏi mở, để học viên thảo luận. Theo cách đó, bài học của bạn sẽ dễ định hướng
tới mục tiêu hơn. Kelly hiểu rằng đây là phương pháp cạnh trạnh tranh với cách
dạy cổ điển, là phương pháp ngồi trên bục, dạy từng mục, từng đề tài một. Hiệu
quả còn tranh luận. Nhưng Kelly tin chắc rằng bạn sẽ tạo nên sự thay đổi. Bạn
có thể bị mất kiểm soát khi cho thảo luận, nhưng học viên sẽ tham gia tích cực,
sẽ tiếp thu nhiều hơn những gì học được.
Kelly & Cedo phối hợp
lên chương trình cho bài dạy hữu hiệu gồm những bước thực hiện sau:
a)
Xác định
mục tiêu bài học. Nếu bạn nghiên cứu rõ ràng , học viên của bạn cũng sẽ làm
như vậy. Nên nhớ là chúng ta đang chuẩn bị cho học viên những công việc mà ta
chưa biết ! Họ cần tìm cách nắm bắt ý nghĩa, lắng nghe và thực hiện sáng tạo ý
tưởng mới. Bài học của chúng ta cần cung cấp những thuận lợi đó.
b)
Tạo không
gian cho học viên suy nghĩ và thảo luận. Hãy nắm chắc các câu hỏi cho phép
học viên thảo luận. Họ có thể đồng ý hay phản đối và giải thích ý kiến đó không
? Họ có thể đi đên những kết luận khác biệt với bạn học trong bầu khí thoải
mái, an bình không ?
c) Hãy chuẩn bị để khuyến khích học viên suy
nghĩ sâu rộng hơn. Đây là điểm nhắc cho chương trình bạn: Làm thế nào để
đưa họ lên mức cao hơn ? Bạn làm thế nào để tiếp cận học viên không theo được ?
Học viên cần có mọi thuận lợi để suy nghĩ độc lập. Điều đó cần đưa vào như là một
phần bài học và có thể làm chung hay làm theo nhóm nhỏ, hoặc là bài tập cá
nhân.
d) Dành thời giờ suy nghĩ. Đó là thời gian
bạn đúc kết cùng học viên những gì đã làm được, chưa làm được. Sau khi lắng
nghe, học, bạn sẽ biết mình đạt mục tiêu và xác định những gì cần thay đổi
Đương nhiên phải chắc rằng đã lắng nghe học viên và khuyến
khích họ làm tương tự với các bạn mình. Để giúp giảng viên biết tạo
nên bầu khí hợp tác, cùng làm việc trong lớp, cô Cedo hướng dẫn họ xây dựng
nhóm học viên ở mọi trình độ. Cô động viên họ suy nghĩ cật lực, luôn tự hỏi :
Học viên mình đã học được
gì ?
Họ có thể truyền đạt lại
hay áp dụng vào công việc gì ?
Kelly & Cedo nói các
thày cô làm việc với họ đã ngạc nhiên khi thấy những khác biệt nơi cách tham
gia của học viên, thái độ và niềm hân hoan khi họ khởi sự triển khai bài học
theo các bước hoạch định này. Sau cùng – theo Kelly - chúng ta phải biết rõ mọi
học viên. Mọi quyết định đều nhắm tới sự thành công của các học viên.
Sau đây là những điểm
then chốt để khai triển hoạch định bài dạy đạt hiệu quả tích cực :
1/
Đưa những điều quan tâm của học viên vào bài
dạy. Ai cũng muốn học điều mình thích. Melinda Schoenfieldt nói: nếu bạn
phát hiện điều họ quan tâm và đưa vào bài dạy, học viên sẽ chú ý và tiếp thu được
nhiều hơn. Hãy nhớ suy nghĩ đến nhu cầu của học viên. Bài học phải phù hợp với
trình độ phong cách của trẻ. Chúng phải nhận thức rằng mình đang hiện diện
trong phòng! Cô Schoenfieldt kể: khi tôi còn nhỏ, tôi nói với mẹ là tôi muốn là
con trai, vì tất cả những truyện tôi đọc đều nói đến cuộc phiêu lưu của con
trai, còn con gái bị gạt qua 1 bên. Trẻ cần nhận ra vị trí của chúng trong văn
chương, hình ảnh treo trên tường, trong những câu truyện bạn kể.
2/
Lựa chọn sinh hoạt có chủ đích và theo yêu cầu.
Sinh hoạt tốt nhất là giữ trẻ tham gia tích cực và sử dụng càng nhiều
giác quan càng tốt. Họ cần quan sát những nhu cầu của học viên.
3/
Làm cho bài học gắn kết. Viết ra những
gì làm bài học gắn kết lại. “Ở đây không có câu trả lời vì đang được trải nghiệm”.
Bạn cần minh họa sao cho bài học gắn kết với những gì đang xảy ra hôm nay. Tìm
cách làm nó hiện thực – dù cho chỉ đạt được chút ít.
4/
Chia sẻ bài dạy với các đồng nghiệp. Sheldon
khuyến khích giảng viên chia sẻ bài vở đang thực hiện với đồng nghiệp – thường
không ai làm – Hãy cùng bàn nhau cách làm tốt hơn bài dạy. Việc đó có lợi cho mọi
người.
5/
Chỉnh lại bài dựa trên những nhận xét phản hồ
(feed back). Bob Kizlik, đã nghỉ hưu, nói: giảng viên cần nhắm tới sự cải tiến liên
tục bài dạy. “Hãy ngồi xuống, và phân tích kết quả và những gì đã đạt được”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét