Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

ĐÊM THÁNH NHẠC: AN BÌNH 2017 
    1. Giới thiệu
    2. Phát biểu khai mạc
    3. Sứ Thần Truyền Tin 4. Từ Lúc Mẹ Xin Vâng
    4. Hoạt cảnh: Chúa Giáng Sinh
    5. We Wish You A Merry Christmas
    6. Ngài Đến Tìm Con
    7. Gia Đình Nhỏ Hạnh Phúc To
    8. Know Her
    9. Christmas Dance
    10. Nhà Mình Rất Vui
    11. Giáng Sinh Về
    12. Người Mẫu


             
                                                                                                                Nguồn: Giáo Xứ Châu Khê,
                                                                                                               Giáo Hạt Mang Giang,
                                                                                                                       Gp. Kontum
                                                                                                               Ad Gentes KT - 29/10/2017

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Về Bên Mẹ Sầu Bi Măng Đen

Về Bên Mẹ Sầu Bi Măng Đen
– Lần chuỗi Mân Côi dâng kính Mẹ 
– Ban Truyền thông Gp. gặp gỡ cha Tổng Đại Diện Giáo Phận
và xin Ngài cho biết về tiến độ thi công xây dựng TTHH Măng Đen trong thời gian sắp tới.
– Cuộc gặp gỡ và xin cha Truyền thông Giáo Phận cho biết những thao thức
và nguyện vọng của Giáo phận về việc xây dựng TTHH Măng Đen.

                

Ad Gentes KT - 27/12/2017

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Con Đường Gia Đình

Lễ Đêm Năm B
Is 9,1-6; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14


CON ĐƯỜNG GIA ĐÌNH
Bài giảng
Anh chị em thân mến,
Đêm nay chúng ta hân hoan mừng kỷ niệm giáng sinh của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Đối với một số anh chị em còn xa lạ với Kitô giáo, thì đây là điều khó hiểu và cũng khó chấp nhận, bởi lẽ làm gì có chuyện Thiên Chúa làm người như chúng ta. Đối với dân Hy-lạp vốn nặng suy tư triết học, họ cho rằng nói đến việc Thiên Chúa làm người là hạ bệ Thiên Chúa, là xúc phạm thần linh, là cớ gây vấp phạm cho người phàm. Đối với họ đây là điều không thể chấp nhận được. Thần thánh có quê hương riêng của họ là núi Ôlempia. Họa hoằn lắm mới có một vị thần bị sa thải vì phạm kỷ luật, bị đày ải xuống trần gian thọ phạt, chờ ngày phục chức.

Mùa Vọng Chúa Nhật 4 Năm B 2Sm 7,1-5.8b-12.14a.16; Rm 16,25-27; Lc 1,26-38

Mùa Vọng Chúa Nhật 4 Năm B
2Sm 7,1-5.8b-12.14a.16; Rm 16,25-27; Lc 1,26-38
ĐỨC CHÚA Ở VỚI NGƯƠI


Một lời sấm cho hai nhân vật sống cách xa nhau mười thế kỷ giữa Đavít và Đức Maria được phụng vụ hôm nay liên kết lại trong một mầu nhiệm. Cả hai nhân vật này tiến lên trong cùng một con đường đức hạnh, cùng hy vọng một ơn Cứu độ, và cùng lãnh nhận một lời sấm giống nhau được phán ra cho nhà Đavít và Đức Maria. Lời sấm phán thế này: “Đức Chúa ở cùng ngươi” gặp được nơi câu 3 trong Bài Đọc 1 (2S 7, 1-5.8b -12.14.16) và nơi câu 28 trong Bài Tin Mừng (Lc 1,26-38). Trong Bài Đọc 1, tiên tri Nathan mặc khải cho Đavít sự bảo trợ của Thiên Chúa: “Tất cả những gì ngài ấp ủ trong lòng, xin ngài cứ đi mà thực hiện, vì Thiên Chúa ở với ngài” (c.3), ông cũng cho biết kế hoạch của Thiên Chúa xuyên qua các thế hệ con cháu, khẳng định Người là Chúa của lịch sử: “Chính Ta cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta, là Israen. Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với ngươi” (câu 8b).
Là phụ nữ Do thái sùng đạo chắc chắn Đức Maria biết đoạn Kinh thánh này và Mẹ đã sống nội tâm đoạn Kinh thánh đó trong đức tin và đức cậy trông. Đức Maria thấm nhuần Lời Chúa, đầy tràn ân sủng, trước khi đầy tràn Thiên Chúa “Mừng vui lên, hỡi đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (câu 28). Thật vậy Đức Maria xác tín lời hứa ban Đấng cứu độ, Mẹ đã suy niệm và sống niềm cậy trông này trong tâm tưởng, chính vì thế Mẹ đã cưu mang Chúa trong tâm hồn trước khi cưu mang Chúa nơi cung lòng Mẹ. Mẹ là tín nữ lắng nghe, cầu nguyện và sống lời Chúa (x. Tông Thư Marialis cultus 2.2.1974).
Thánh vương Đavít mơ ước có ngôi nhà xứng đáng để đặt Hòm Bia, hầu có thể đảm bảo cho sự bền lâu của vương quốc, ông muốn xây cho Thiên Chúa một ngôi nhà xứng đáng (x. Bài Đọc 1). Hòm Bia nầy chứa đựng hai phiến đá ghi khắc Mười giới răn mà Chúa đã ban cho ông Môsê. Hòm Bia là báu vật mang lại phúc âm cho toàn dân, cho nên đi đâu dân Do thái cũng mang theo mình ngay cả khi xung trận. Hòm bia là biểu tượng sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người. Vua Đavít có ý tưởng xây nhà cho Thiên Chúa là một lối suy nghĩ tốt lành và đạo đức, nhưng cũng là một cám dỗ muốn quản lý Thiên Chúa theo ý mình, nếu không nói đó là muốn định cư Thiên Chúa hay độc quyền Thiên Chúa. Qua miện ngôn sứ Nathan, Đavít biết được rằng Thiên Chúa sẽ tạo lập cho ông một dân tộc, “một nhà”, tức là một triều đại, ý tưởng nầy khác xa với suy nghĩ của ông. Tư tưởng của Thiên Chúa cách xa suy nghĩ của phàm nhân như trời cao hơn đất là thế đó.
Khi sứ thần Gáprien vào nhà trinh nữ Maria, sứ thần đã dùng chính lời của Nathan đã nói với Đavít mà chào Đức Maria: “Đức Chúa ở cùng bà” (câu 28), dĩ nhiên lời chào này có hiệu năng và hiện thực hơn nhiều so với lời sấm phán ra với nhà Đavít, vì Thiên Chúa khởi sự thực hiện việc nhập thể nơi bản thân của Đức Maria. Đức Mẹ được ví  như là Hòm bia Giao Ước Mới, một Hòm bia nhân loại di động cưu mang Chúa cứu thế, nơi Mẹ sẽ ký kết bản hiệp ước giữa Thiên Chúa và Nhân loại, tức là thiên tính kết hợp với nhân tính, và nhân tính được nâng cấp tham dự vào sự sống của Thiên Chúa. Thiên Chúa làm người và ở với nhân loại. Khi nhận lời truyền tin của thiên thần Đức Maria cũng có phần lo âu giống như Đavít, là muốn định cư Thiên Chúa theo quan niệm nhân loại: “việc ấy sẽ xảy ra như thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” (câu 34). “Đừng sợ, Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà”. Câu trả lời cho thấy Thiên Chúa không nằm trong quy luật sinh vật học, con người không thể cầm tù Thiên Chúa.
Thánh Thần Sáng Tạo. Thánh Thần của buổi đầu tạo dựng. Thánh Thần của mọi khởi đầu. Cũng như đối với Đavít và hôm nay đối với Đức Maria, Thiên Chúa cho biết chính Người có sáng kiến cứu độ và Người hành động theo cách thế quyền năng của Người. Người hành động theo tầm vóc Thiên Chúa và theo tầm vóc nhân loại: Đức Maria thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Ôi thật nhiệm mầu! Cách hành động của Thiên Chúa chỉ mình Người biết mà thôi: Một bà già son sẻ như bà Isave đã thụ thai theo lẽ thường, và một thiếu nữ trẻ trung thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Phải nói được rằng cả hai đều thụ thai nhiệm lạ do tác động của Thánh Thần, cho chúng ta thấy sự nhưng không của Thiên Chúa trong thi hành ơn cứu chuộc. Cả hai đều là dấu chỉ của sự sáng tạo mới. Đó là bí mật mà thánh Phaolô trong thư gủi tín hữu Rôma viết: “Bí mật được giữ kín tự ngàn xưa và nay được tỏ hiện ra nơi Đức Giêsu Kitô”, là ‘Đức Chúa ở với ngươi’ (x. Bài Đọc 2.Rm 16, 25-27).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa muốn ở với con người mà không cần lầu son gác tía, không cần nhà nào, cũng không cần cung điện nào ngoài tâm hồn con người. Xin cho con ý thức điều đó để dọn lòng đón Chúa đến thăm trần gian. Amen
Lm Luy Gonzaga NGUYỄN QUANG VINH
GX. ĐỨC AN – GP. KONTUM
 Ad Gentes KT – 23/12/2017

Thánh Lễ Kỷ Niệm Mừng 46 Năm Giáp Ngày Thụ Phong Linh Mục Của Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn

Thánh Lễ Kỷ Niệm Mừng 46 Năm Giáp Ngày Thụ Phong Linh Mục Của Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn


Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum xin giới thiệu
ĐOẠN VIDEO CLIP
Thánh Lễ Kỷ Niệm Mừng 46 Năm, Giáp Ngày Thụ Phong Linh Mục
(21/12/1971 – 21/12/2017)
Của Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn Tại Giáo Xứ Phương Quý.
 Câu Thơ Được Nhắc Trong Bài Chia Sẻ Tin Mừng
Để Nói Lên Đức Khiêm Nhường Của Mẹ Maria :
” Tội kiêu ngạo, thiên thần thành ác quỉ,
Đức khiêm nhường, nhân loại giống thần thiêng”

XIN KÍNH MỜI


             
Ad Gentes KT – 23/12/2017

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Thiệp Chúc Giáng Sinh và Năm Mới của Đức Giám Mục Giáo Phận.

Thiệp Chúc Giáng Sinh và Năm Mới của Đức Giám Mục Giáo Phận.

Văn Phòng TGM xin kính chuyển Thiệp Chúc Giáng Sinh và Năm Mới của Đức Giám Mục Giáo Phận.

“Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14)

Kính chúc Quý Đức Cha, Quý cha, Quý tu sĩ, chủng sinh và anh chị em.

Mùa Giáng Sinh 2017 tràn đầy niềm vui và ân sủng – Năm mới 2018 chan chứa phúc lộc và bình an của Thiên Chúa Hài Đồng.


GPKonTum (19/12/2017) KONTUM.
 Ad Gentes KT - 21/12/2017



Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Thánh Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Tại Măng Đen. 09/12/2017

Thánh Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Tại Măng Đen. 09/12/2017
Ngày 09/12/2017, đúng 9 giờ sáng Thánh lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Tại Măng Đen bắt đầu. Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận chủ tế và trên 115 linh mục đồng tế, đông đảo tu sĩ nam nữ và số người tham dự nhiều hơn năm vừa qua, có người phỏng đoán 15.000 người.  Sau gần  2 tiếng đồng hồ, Thánh Lễ kết thúc, tất cả trật tự và rất sốt sắng; môi trường sạch sẽ trở lại và không có tai nạn xảy ra trên đường về. Xin Tạ Ơn Chúa và Mẹ Maria. 
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đoạn Video Clip về Thánh Lễ . Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Giám mục tóm gọn nội dung LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM như sau: “Hôm nay chúng ta mừng kính lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Vô Nhiễm Nguyên Tội có nghĩa là không vướng mắc tội tổ tông. Đây là một tín điều thuộc đức tin công giáo đã được Đức Giáo Hoàng Piô IX công bố vào ngày 8 tháng 12 năm 1854. Đức Giáo Hoàng công bố tín điều này dựa vào sự hiểu biêt hơn về Kinh Thánh và dựa vào niềm tin phổ quát của dân Chúa”.
Cuối phần chia sẻ Tin Mừng Thánh Lễ, Đức Cha nhắn nhủ: “Ước gì mừng lễ Đức Mẹ hôm nay, chúng ta biết bắt chước Mẹ và sống sứ điệp của Mẹ, nghĩa là biết thi hành 3 mệnh lệnh của Mẹ, là luôn biết sám hối tội lỗi của chúng ta, biết yêu mến Mẹ, và biết siêng năng lần hạt mân côi như Mẹ mời gọi. Amen”.
ĐOẠN VIDEO CLIP




Ad Gentes KT - 19/12/2017

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Người Làm Chứng

Người làm chứng (17.12.2017- Chúa nhật 3 Mùa vọng, năm B)

Người làm chứng



Lời Chúa: Ga 1, 6-8.19-28

       Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. Và đây là lời chứng của ông Gioan, khi người Do-thái từ Giêrusalem cử một số tư tế và mấy thầy Lêvi đến hỏi ông: “Ông là ai?” Ông tuyên bố thẳng thắn, ông tuyên bố rằng: “Tôi không phải là Ðấng Kitô”. Họ lại hỏi ông: “Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Êlia không?” Ông nói: “Không phải.” – “Ông có phải là vị ngôn sứ chăng?” Ông đáp: “Không.” Họ liền nói với ông: “Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người đã cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?” Ông nói: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Ðức Chúa đi, như ngôn sứ Isaia đã nói”. Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pharisêu. Họ hỏi ông: “Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Ðấng Kitô, cũng không phải là ông Êlia hay vị ngôn sứ?” Ông Gioan trả lời: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.” Các việc đó đã xảy ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi ông Gioan làm phép rửa.

Suy Niệm:

Trong bài Tin Mừng trên đây
cụm từ làm chứng được dùng đến bốn lần.
Lẽ sống của Gioan là làm chứng.
Ông được sai đến để làm chứng (x. c.6-7).
Cả câu chuyện xảy ra ở Bêtania, bên kia sông Giođan,
cũng là một lời chứng hùng hồn của ông (c.19).
Gioan không làm chứng cho mình hay về mình,
bởi lẽ ông không phải là Ánh Sáng.
Ông chỉ là ngọn đèn (Ga 5,35)
giúp mọi người tin vào Ánh Sáng thật là Ðức Kitô.

Sau khi nhiều người tuốn đến chịu phép rửa,
tiếng tăm của Gioan trở nên lừng lẫy.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo cử một phái đoàn
đến tìm hiểu con người ông.
Khi được hỏi lần thứ nhất: Ông là ai ?
Gioan đã đưa ra ba câu trả lời phủ định:
“Tôi không phải là Ðức Kitô” – “Không phải” – “Không”.
Những tiếng không dứt khoát và trung thực.
Ông không nhận những danh hiệu người ta nghĩ về ông.
Ông chẳng phải là một Êlia tái giáng
hay một vị Ngôn Sứ phi thường như Môsê.
Gioan chỉ sợ người ta đánh giá quá cao về mình
khiến Ðấng ông giới thiệu bị che khuất.
Lần thứ hai được hỏi: Ông là ai ?
Gioan đã định nghĩa mình là một tiếng hô trong hoang địa,
là lời mời gọi con người sửa đường cho Ðức Kitô.
Ông biết rõ mình là người đến trước
nhưng vị đến sau lại có trước ông
và trổi vượt hơn ông ngàn trùng (Ga 1,30).
“Tôi không đáng cởi quai dép cho Người.”
Làm đầy tớ cho Ðức Kitô, ông nhận mình không xứng.
Gioan tự xóa mình trước Ðức Kitô.
Ông chẳng sợ mất uy tín trước bao người ngưỡng mộ.
Ông nhìn nhận phép rửa của ông chỉ nhằm chuẩn bị
cho một phép rửa lớn hơn trong Thánh Thần.
Gioan không ngại giới thiệu môn đệ mình theo Ðức Giêsu,
và ông bình an khi người ta đổ xô đến với Ngài
để chịu phép rửa (Ga 3,26).
Có ai siêu thoát như Gioan?
Ông từ bỏ trong niềm vui hồn nhiên.
Ông hạnh phúc vì mình đã hoàn thành sứ mạng.
“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Ga 3,30).
Sự khiêm hạ làm cho lời chứng của Gioan đáng tin hơn.

“Có một vị đang ở giữa các ông
mà các ông không biết.”
Hôm nay Ðức Giêsu vẫn là Ðấng xa lạ với nhiều người.
Con người vẫn khắc khoải đi tìm những nẻo đường cứu độ,
trong khi Ðấng Cứu Ðộ đã đến từ 2000 năm.
Xin được làm người chứng như Gioan,
giới thiệu cho bạn bè Ðấng mà họ đang tìm kiếm.

Cầu Nguyện:

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế Người là tất cả của tôi.

Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
đến với Người trong mọi sự,
và dâng Người tình yêu trong mọi lúc.

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.

Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.

                           (R. Tagore)

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Nguồn : hdgmvietnam.com
Ad Gentes KT - 17/12/2017


Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Hãy San Bằng Núi Đồi Kiêu Căng Bằng Sự Khiêm Nhường

Hãy san bằng núi đồi kiêu căng bằng sự khiêm nhường
(10 / 12/ 2017, 08:12:56)



"Tội kiêu ngạo, thiên thần thành ác quỉ,
Đức khiêm nhường, nhân loại giống thần linh" (HS)

Vatican. Lúc 12 giờ trưa Chúa nhật 10.12.2017, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng Chúa nhật thứ hai Mùa Vọng, mời gọi mọi người hoán cải và sửa đổi tâm hồn để đón mừng Chúa đến. Đó là phải lấp đầy những thung lũng trống rỗng bằng cầu nguyện và quan tâm tha nhân. Đó là phải bạt đi núi đồi kiêu căng tự phụ.
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

NIiềm Vui Đang Đến

Mùa Vọng Chúa Nhật 3 Năm B
Is 61,1-2a.10-11; 1Tx 5, 16-24; Ga 1,6-8.19-28



NIỀM VUI ĐANG ĐẾN

Phụng vụ Chúa nhật thứ ba mùa Vọng ghi đậm nét vui tươi. Tiên tri Isaia sống trước Chúa Cứu Thế sáu trăm năm, loan báo Tin Mừng hồi hương cho dân đang bị lưu đày ở Babylon: “Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa….Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa. Vì Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ cứu độ” (x.Bài Đọc 1. Is 61,1-2a.10-11). Đây là niềm vui giải phóng, niềm vui hồi hương.

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

THÁNH LỄ MỪNG THÁNH NỮ LUCIA, BỔN MẠNG CA ĐOÀN LUCIA, GX. PHƯƠNG NGHĨA, GP. KONTUM 13 12 2017

         

NGUỒN: Cuong Mai Tu
Ad Gentes KT – 14/12/2017

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Hãy can đảm ra khỏi sự cay đắng của bản thân, để được Chúa ủi an

Hãy can đảm ra khỏi sự cay đắng của bản thân, để được Chúa ủi an

Hãy để cho mình được Chúa ủi an, và bớt đi những phàn nàn than phiền. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng 11/12 tại nhà nguyện Marta.

Để cho mình được ủi an
Trong bài đọc trích sách ngôn sứ I-sai-a, Thiên Chúa hứa sẽ an ủi dân Ngài. Cũng thế, thánh Inhaxio nói: thật là tốt cho chúng ta khi chiêm ngắm sứ mạng an ủi của Chúa Kitô. Một cách nào đó, điều ấy tựa như những người bạn đang an ủi nhau. Chúng ta cũng hãy nghĩ tới buổi sáng ngày Phục Sinh được kể trong Tin Mừng thánh Luca. Lúc ấy, Chúa Giê-su hiện ra với các tông đồ và các ông vui mừng dường nào, các ông không thể tin được, các ông vui mừng xiết bao. Và rất nhiều lần, ơn an ủi của Chúa đến với chúng ta cũng tuyệt vời như thế!
Thật không dễ để chấp nhận mình được an ủi. Có lẽ đi an ủi người khác thì dễ hơn là để cho mình được ủi an. Bởi vì biết bao lần chúng ta bị gắn chặt vào những tiêu cực, chúng ta bị gắn chặt vào những vết thương là hậu quả của tội lỗi bên trong. Và như thế, biết bao lần chúng ta thích ở lỳ, thích thu mình lại, thích cứ ở mãi trên giường, thích ở lại trong sự cô lập như thế. Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay rằng: Hãy trỗi dậy, hãy đứng dậy! Luôn luôn như thế: Hãy đứng lên!

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Thánh Lễ Mừng Đức Mẹ Vô Nhiễm Tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen

LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM
Ban mục  vụ Truyền thông Giáo phận Kontum xin giới thiệu Thánh Lễ Mừng Đức Mẹ Măng Đen tại huyện Kon Plong, tỉnh Kontum vào sáng ngày 09 tháng 12 năm 2017.
Mừng ngày ĐẠI LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM này, giáo phận đã tổ chức diễn nguyện vào ngày (08/12) vào lúc 19 giờ như phần chuẩn bị tâm hồn tại lễ đài với giờ chia sẻ cảm nghiệm về những hồng ân Thiên Chúa thương ban qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Măng Đen, với quyết tâm từ bỏ tệ đoan uống rượu say sưa làm mất tính người, phá hạnh phức gia đình và gây gương xấu cho xã hội. Nhiều anh chị em kinh cũng như dân tộc đã nói lên kinh nghiệm sống và được nhiều hạnh phúc nhờ lời cầu nguyện trong thời gian qua.
Sau gần 1 tháng mưa gió tại vùng trời Măng Đen, ngày 08 và 09/12  đúng 2 ngày Đại Lễ trời đột ngột đã hết mưa, dù có gió nhiều. Càng về đêm, anh em tín hữu dân tộc đã tập trung về vùng đất hành hương rất nhiều, đến nỗi phải xin dựng lều dưới những lùm cây phía Saigòn – Măng Đen, thiếu nhiều phương tiện cần thiết, chịu những cơn gió rít, lạnh buốt dưới 16 độ. Nhưng vì mến Mẹ, các anh em kinh cũng như dân tộc cầu nguyện tại Đài Đức Mẹ cũng như rất đông hối nhân xin lãnh nhận ơn sám hối, và trên 20 linh mục chia nhau ban bí tích hòa giải  suốt 3 tiếng đồng hồ.
Ngày chính lễ (09/12),  đúng 9 giờ sáng Thánh lễ bắt đầu. Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận chủ tế và trên 115 linh mục đồng tế, đông đảo tu sĩ nam nữ và số người tham dự nhiều hơn năm vừa qua, có người phỏng đoán 15.000 người, cũng có người cho là hơn con số đó. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ, Thánh Lễ kết thúc, tất cả trật tự và  rất sốt sắng; môi trường sạch sẽ trở lại và không có tai nạn xảy ra trên đường về. Xin Tạ Ơn Chúa và Mẹ Maria.
 Chúng tôi dần dần sẽ cung cấp những hình ảnh qua mạng thông tin chính thức của giáo phận.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đoạn Video Clip về Thánh Lễ .
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Giám mục tóm gọn nội dung LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM như sau:
“Hôm nay chúng ta mừng kính lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Vô Nhiễm Nguyên Tội có nghĩa là không vướng mắc tội tổ tông. Đây là một tín điều thuộc đức tin công giáo đã được Đức Giáo Hoàng Piô IX công bố vào ngày 8 tháng 12 năm 1854. Đức Giáo Hoàng công bố tín điều này dựa vào sự hiểu biêt hơn về Kinh Thánh và dựa vào niềm tin phổ quát của dân Chúa”.
Cuối phần chia sẻ Ngài nhắn nhủ:
“Ước gì mừng lễ Đức Mẹ hôm nay, chúng ta biết bắt chước Mẹ và sống sứ điệp của Mẹ, nghĩa là biết thi hành 3 mệnh lệnh của Mẹ, là luôn biết sám hối tội lỗi của chúng ta, biết yêu mến Mẹ, và biết siêng năng lần hạt mân côi như Mẹ mời gọi. Amen”.
Ad Gentes KT-11/12/2017
          

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Đấng Đầy Ân Sủng (8.12.2017 – Thứ Sáu: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội)

Đấng Đầy Ân Sủng (8.12.2017 – Thứ Sáu: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội)  

                                Đấng đầy ân sủng (8.12.2017 – Thứ sáu: Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội)




Đấng đầy ân sủng
Lời Chúa: Lc 1, 26-38
       Bà Êlisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Ðavít. Trinh nữ ấy tên là Maria. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ân sủng, Ðức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”
 
       Bà Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, người con sinh ra sẽ là thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”
 
       Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.”
 
       Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Sứ Điệp Của Ðức Thánh Cha Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 2018.

Sứ Điệp Của Ðức Thánh Cha Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 2018.


Video: Sứ điệp Ngày Hòa Bình thế giới 2018
• Sứ điệp của Ðức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình thế giới 2018.
• Các Giám mục kêu gọi dân chúng hãy kiên tâm và bình thản trước sự kiện nhà độc tài Mulgabe từ chức
• Khủng bố Hồi Giáo tung bích chương xúc phạm Đức Thánh Cha Phanxicô
• Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và những thị kiến về cuộc xâm lược của Hồi Giáo tại Âu Châu
• Đức Thánh Cha bổ sung vào chương trình tông du cuộc gặp gỡ với giới lãnh đạo quân đội Miến Điện
• Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Latvia, Lithuania và Estonia
• Đức Thánh Cha chia buồn với nhân dân Ai Cập và mạnh mẽ lên án vụ khủng bố Đền thờ Hồi giáo tại miền bắc bán đảo Sinai.
• Ðức Thánh Cha qui định thủ tục cứu xét vắn tắt giải hôn phối.

        
  1. Sứ điệp của Ðức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình thế giới 2018.
Hôm 24 tháng 11, Sứ điệp của Ðức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Hòa bình thế giới mùng 1 tháng 1 năm 2018 đã được công bố với chủ đề: “Di dân và tị nạn: những người nam nữ tìm kiếm hòa bình”.

Lễ Phong Chức Linh Mục Và Phó Tế Giáo Phận Kontum
Ngày 02 tháng 12 năm 2017

PHẦN  II


                 
Ad Gentes KT - 05/12/2017

Lễ Phong Chức Linh Mục Và Phó Tế Giáo Phận Kontum

Lễ Phong Chức Linh Mục Và Phó Tế Giáo Phận Kontum
Ngày 02 tháng 12 năm 2017

PHẦN  I


         
Ad Gentes KT - 05/12/2017

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Mùa Vọng Chúa Nhật 1 Năm B
Is 63, 16b-17.19b; 64, 2b-7; 1Cr 1, 3-9; Mc 13,33-37



TỈNH THỨC CHỜ CHÚA ĐẾN
Bước vào chu kỳ phụng vụ mới năm B, Giáo Hội liên tục nhắc nhủ con cái mình tỉnh thức mong chờ Chúa đến. Đức Giêsu đã đến trong âm thầm và đang đến trong vinh quang mà Giáo Hội mong chờ, chúng ta ở giữa hai lần Chúa đến, như vậy có hai lần Chúa đến và một lần con người đến với Chúa trong sự cố cá nhân đầy đột xuất.
Ba Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ nói đến dụ ngôn các trinh nữ khờ dại và khôn ngoan đốt đèn ra đón chàng rễ đến bất thần trong đêm khuya; dụ ngôn các nén bạc và cuối cùng là cuộc phán xét chung cuộc vào lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Vào đầu mùa Vọng năm B, Đức Giêsu nói cho các môn đệ việc Ngài đến: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến…Anh em phải cảnh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến” (x. Bài Tin Mừng. Mc 13, 33-37). Cũng cần phải nhắc lại rằng đức tin Kitô giáo không phải là một ý thức hệ nhân loại, ý thức hệ là một lý thuyết do ai đó đề xuất, là sản phẩm của trí tuệ con người, trái lại đức tin Kitô giáo là lịch sử, lịch sử của Thiên Chúa can thiệp vào trần gian qua những biến cố thăng trầm của dân tộc Do Thái.
Thiên Chúa can thiệp vào trần thế, một biến cố xảy ra rất âm thầm tưởng chừng như không hiện hữu. Và thật vậy có những ngày Thiên Chúa như xa vắng trần gian, Người để cho con người tự do tung hoành sống theo ý thích của mình, kể cả hạ sát giết chết Con Thiên Chúa. Thiên Chúa thinh lặng và vắng mặt, như ông chủ đi xa nhà lâu ngày, nhưng rồi thời gian có kỳ hạn, ông trở về đòi tính sổ các đầy tớ (x. Bài Tin Mừng). Vì có con người nào không chấm dứt bài văn cuộc đời mình bằng cái chết đâu. Cái chết tất yếu phải xảy ra để hoàn tất cuộc đời con người. Vấn đề là khi nào thì chấm dứt cuộc đời. Bí mật! Cần phải tỉnh thức.
Tiên tri Isaia diễn tả tâm tình xa vắng mà dân Do thái cảm nghiệm được vào thời hồi hương từ Ba-ben trở về, dân Ítraen cảm thấy Thiên Chúa như vắng mặt, đó là lời than trách của con người ở mọi thế hệ và của thế hệ chúng ta hôm nay nữa: “Lạy Đức Chúa, tại sao Ngài lại để chúng con lạc xa đường lối Ngài?….Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan Ngài…tất cả chúng con đã trở nên như người nhiễm uế, mọi việc lành của chúng con khác nào chiếc áo dơ. Tất cả chúng con héo tàn như lá úa và tội ác chúng con đã phạm, tựa cơn gió, cuốn chúng con đi” ( x. Bài Đọc 1. Is 63,16b-17.19b; 64,2b-7). Chúng ta muốn chặn đứng tất cả các biến cố “nhiễm uế” gây đau khổ cho cuộc sống chúng ta: thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt, tai nạn, bệnh Ebola ở Bắc Phi, chiến tranh Syria, Iran, thảm họa Hồi giáo IS cùng với các cuộc bạo động và khủng bố… nhưng chúng vẫn xảy ra, chính trong các hoàn cảnh bi thương đó chúng ta mong chờ Chúa đến, mặc dầu vậy chúng ta khó nhận ra Người.
Bài Tin Mừng bốn lần nói đến tỉnh thức vì chủ nhà đến không hẹn trước, có thể lúc ban chiều, nửa đêm, gà gáy hay ban mai. Bốn thời điểm tương ứng với các sự kiện trong cuộc Thương Khó của Đức Giêsu: ban chiều, lúc Chúa hấp hối; nửa đêm lúc Chúa bị phản bội và bị bắt; gà gáy lúc bị Phêrô chối bỏ; ban mai lúc bị kết án tại tòa Philatô. Vào những thời điểm đó, các tông đồ không đọc ra dấu chỉ thời triệu, họ cứ muốn ngủ, chạy trốn và khước từ. Chúng ta được cảnh báo là phải tỉnh thức, tỉnh thức trong thi hành bổn phận, sống quang minh chính đại như giữa ban ngày.
Ngày nay có những cám dỗ làm con người mất cảnh giác: cám dỗ của thuyết tương đối, đánh đồng tôn giáo, đạo nào cũng tốt, thần nào gia ân thì chạy chọt cúng vái, cám dỗ cân bằng thiện ích đổi lấy luân lý, cám dỗ muốn xếp hạng luân lý Kitô giáo ngang với công ước xã hội, cái gì có lợi cái đó tốt, cái gì khó khăn thì nhượng bộ gọi là hòa đồng, tự an ủi cho đó là bác ái mục vụ, chạy trốn kỷ luật để được khen là thương người bất chấp luật lệ. Người Kitô hữu được gọi làm người lính tuần canh phải luôn tỉnh thức, canh chừng và báo hiệu biến cố xảy ra. Người tín hữu báo hiệu niềm hy vọng  Chúa đến, đêm có dài thì hừng đông vẫn có lúc tỏ rạng. “Anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người” (x. Bài Đọc 2. 1Cr 1, 3-9). Kitô hữu là người sống niềm hy vọng và mang niềm hy vọng  ‘Chúa đến’ cho trần gian, họ  cử hành ngày Chúa Giáng sinh và nói cho trần gian Chúa sẽ đến một lần nữa trong vinh quang.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con lại nóng lòng mong đợi Chúa đến thăm trần gian, xin cho con biết luôn tỉnh thức, cầu nguyện, làm tròn bổn phận như người đầy tớ tốt luôn sẵn sàng chờ đón chủ trở lại. Amen
Lm. Lu-y Gonzaga NGUYỄN QUANG VINH
GX. ĐỨC AN – GP. KONTUM
AD  Gentes KT- 04/12/2017

Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Cầu Cho Linh Hồn Cha Cố Tôma Nguyễn Văn Thượng

  Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Cầu Cho Linh Hồn Cha Cố Tôma Nguyễn Văn Thượng   18-04-2022 Hôm nay, Thứ Hai, ngày 18/4/2022, ngày thứ hai trong t...