Hội thảo xử lý các trường hợp bị quỷ ám ở Ấn Độ
Nhóm
Công giáo ở Kolkata giúp giáo sĩ và giáo dân ‘chữa lành và giải thoát’ những
người bị quỷ ám
Ngày 1 tháng 2 năm 2018
Tham dự viên Raymond David (trái) làm chứng tại
hội thảo xử lý trường hợp bị quỷ ám ở Kolkata.
Một nhóm Công
giáo ở Ấn Độ tổ chức hội thảo giúp các vị chủ chăn và lãnh đạo giáo dân xử lý
các trường hợp bị quỷ ám.
Khoảng 60 giáo dân, 26 linh
mục và 30 nữ tu tham dự chương trình do Dịch vụ Canh tân Đặc sủng Công giáo
Calcutta ở Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengal, tổ chức từ ngày 27-28/1.
Cha Joseph Aymanathil
thuộc dòng Salesian, linh hướng của nhóm, cho biết ngài đã tổ chức một hội thảo
tương tự cách đây 2 năm và nhận thấy “nhu cầu cấp thiết” cần phải tổ chức thêm
các chương trình như thế để giúp giáo sĩ trong tổng giáo phận, đặc biệt là các
vị làm việc trong các làng quê.
Cha Aymanathil nói ngày càng
nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, bị ảnh hưởng bởi các hình thức thờ cúng Tân
Thời như yoga, Reiki (thuật chữa bệnh bằng năng lượng), yêu thuật, cầu cơ, ma
thuật và thậm chí là thờ cúng Satan như Lễ đen. “Những việc làm này khiến họ bị
tê liệt tinh thần. Những người như thế cần được chữa lành và giải thoát”.
Trong 14 năm qua, cha
Aymanathil tham gia “sứ vụ giải thoát” cầu nguyện cho những người như thế thoát
khỏi quỷ ám.
Vị linh mục và
Christopher Correya, lãnh đạo giáo dân, chủ trì hội thảo và giải thích các
triệu chứng quỷ ám ở các mức độ khác nhau, phương pháp nhận dạng quỷ ám và cách
đối phó bằng lời cầu nguyện.
Correya nói về việc nhận dạng
quỷ dữ, lời nguyền cùng với sự chúc lành và xu hướng hiện đại phủ nhận sự tồn
tại của ma quỷ.
Ông giải thích trường hợp bị
quỷ nhập chỉ có những người có quyền cao mới có thể trị khỏi vì trường hợp quỷ
nhập rất hiếm thấy, nhưng tất cả các trường hợp quỷ ám ở mức nhẹ có thể chữa
khỏi bằng lời cầu nguyện.
Cha Ananda Haldar thuộc
tổng giáo phận Calcutta cũng tham dự hội thảo, cho biết ngài thường gặp các
trường hợp bị quỷ ám trong các chuyến thăm mục vụ ở các làng quê. Nhưng ngài
không biết cách chữa trị vì khi học ở chủng viện không nói về những vấn đề như
thế. Ngài nhận thấy hội thảo này “rất hữu ích cho công tác mục vụ của mình”.
GPKONTUM (02/02/2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét