Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Bỏ Thầy Con Biết Theo ai

                               Mùa Thường Niên Chúa Nhật 21 Năm B
                        Gs 24,1-2.15-17.18b; Ep 5, 21-32; Ga 6, 54a.60-69 



BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI ?
Bất cứ cộng đòan nào cũng có những xáo trộn, những căng thẳng đưa đến khủng hoảng, những khủng hoảng có khi mở ra một lối thóat như cơ may đi lên cho cộng đòan, khủng hoảng được coi là tình thế bấp bênh trung lập, từ đó phát sinh một giải pháp tích cực cho cuộc sống. Trong thời Cựu Ước, đã xảy ra khủng hoảng đức tin giữa con cái Ítraen, họ đã họp đại hội Sikhem để xác định lập trường đức tin của họ, vụ việc xảy ra chừng một ngàn năm trước công nguyên.
Ông Giôsuê lãnh đạo dân Ítraen chiếm đất Canaan, phân chia đất đai cho mười hai chi tộc Ítraen và an cư lạc nghiệp cho toàn dân. Xảy ra xung đột giữa văn minh du mục rày đây mai đó và văn minh nông nghiệp định canh định cư, người Ítraen tiếp xúc với dân bản địa và đồng thời cũng biết thêm các thần minh thổ địa khác của vùng đất họ vừa chiếm đóng, thế là có sự phân tâm xao nhãng thờ phượng Đấng tối cao. Một số người tin vào Thiên Chúa, kẻ khác bái lạy thần linh thổ địa, vì thế ông Giôsuê quy tụ dân lại và cho họ tự do quyết nghị: “Hôm nay anh em cứ tùy ý chọn thần mà thờ hoặc là các thần cha ông anh em đã phụng thờ bên kia sông Cả, hoặc là các thần của người Emôri mà anh em đã chiến đất để ở. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa” (x. Bài Đọc 1. Gs 24,1-2a.15-17.18b). Việc này cho thấy sự tự do trong tôn giáo là điều cần thiết làm nên giá trị đạo đức của hành vi tôn giáo.
Một ngàn năm sau lịch sử được lặp lại. Dân Ítraen gặp khủng hoảng khi nghe lời khẳng định của Đức Giêsu về bánh hằng sống: chính Người là bánh từ trời ban xuống, và phải ăn thịt và uống máu Người thì mới được sống đời đời. Dân chúng xầm xì bất mãn phản đối, nhưng Đức Giêsu quyết liệt và minh định rõ rệt: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sự sống đời đời”. Đức Giêsu còn mặc khải về cái chết của Người là do môn đệ nộp Người. Khi nghe những lời quyết liệt ấy, “Lúc đó nhiều môn đệ rút lui, không đi theo Người nữa”. Đức Giêsu hờn dỗi và nói với Nhóm mười hai, họ là các cột trụ của Dân Ítraen mới: “Anh em cũng bỏ đi hay sao?” Ông Simôn Phêrô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (x. Bài Tin Mừng. Ga 6, 54a.60-69).
Lời tuyên xưng đức tin của Phêrô không phải là công thức được lập trình sẵn để đọc theo nghi thức tôn giáo, nhưng là lời tuyên tín hiện sinh đầy tự do, xác tín vào Đấng ban sự sống. Chính Thần khí đã soi sáng Phêrô làm sự lựa chọn đứng về phía Thiên Chúa hằng sống. Tin không phải là chấp nhận một mớ lý thuyết, nhưng là đón nhận con người Đức Giêsu, đón nhận và mô phỏng trong cách sống, cách suy nghĩ và cách hành xử của Đức Giêsu. Chính khi gặp khủng hoảng đức tin, Simôn Phêrô đã khai thông bằng một lời tuyên xưng vào chính Đấng ban sự sống; chính khi gặp nguy cơ thờ ma lạy quỷ mà đại hội Sikhem đã bật lên xác quyết: “Chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa, vì Người là Thiên Chúa của chúng tôi”.
Đức tin không phải chỉ là hành vi cá nhân đơn độc nhưng còn là hành vi của cộng đòan liên kết với nhau. Chính vì thế chúng ta có thể hiểu rằng khi tuyên xưng đức tin (Credo): “Tôi tin kính một Thiên Chúa”, lời tuyên tín rất cá nhân, nhưng thâm sâu, niềm tin cá nhân chảy từ niềm tin cộng đoàn. “Tôi tin” chảy từ “Chúng tôi tin”. Niềm tin cộng đoàn có trước niềm tin cá nhân. Nghĩa là đức tin cá nhân khơi nguồn từ đức tin cộng đoàn, được cộng đoàn nâng đỡ bảo vệ. Đức tin mang tính cá nhân nhưng không đơn độc, đức tin của cộng đoàn không làm cho đức tin cá nhân mất đi bản chất của mình, đức tin cộng đoàn không thay thế đức tin của cá nhân được. Có sự hổ tương tác dụng giữa “tôi tin” và “chúng tôi tin”. Đừng bao giờ bỏ rơi cộng đoàn bởi vì có Thiên Chúa ở giữa cộng đoàn.
Đức tin cá nhân nâng đỡ đức tin cộng đoàn và cá nhân cũng được chia sẻ đức tin của cộng đoàn. Đức tin là cây sự sống được trao ban ngày chịu phép Rửa tội, đức tin có thể phát triển hoặc chết ngộp tùy vào sự cộng tác của cá nhân. Năng lãnh nhận các phép bí tích nhất là bí tích Thánh thể, năng tham gia các sinh hoạt mục vụ như các việc tông đồ, từ thiện bác ái … tất cả như phân bón làm cho cây đức tin ngày càng phát triển và lớn mạnh, các sinh hoạt nầy đan dệt thành dây chằng ràng buộc cá nhân với Đức Giêsu Kitô, để rồi người tin hữu ngày càng ý thức và xác quyết thốt lên: “bỏ Ngài con biết theo ai”.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy làm cho con luôn bám víu vào Chúa trong bất cứ hòan cảnh nào và can đảm tuyên xưng đức tin như thánh Phêrô đã tuyên xưng: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Amen

Lm. Luy Gonzaga NGUYỄN QUANG VINH
GX. ĐỨC AN – GP. KONTUM
GPKONTUM (27/08/2018) KONTUM




Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Thầy Là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa Hằng Sống

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XXI NĂM B 
Bỏ Thầy Con Biết Theo Ai,
Thầy Là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa Hằng Sống


 

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Thịt Và Máu

 Mùa Thường Niên Chúa Nhật 20 Năm B
Cn 9, 1-6; Ep 5, 15-20; Ga 6, 51-58


 THỊT VÀ MÁU
Bánh là chủ đề chung của các chúa nhật 17B đến 21B, các tác giả tin mừng đều tường thuật phép lạ Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều, nhưng chỉ có tin mừng Gioan khai triển chủ đề bánh nuôi thân xác dẫn đến bánh hằng sống nuôi linh hồn con người. Trình thuật phép lạ hóa bánh ra nhiều nuôi đám đông dân chúng là tiền đề được dùng làm dấu chỉ để tác giả Gioan đi sâu vào chủ đề bánh hằng sống, tức là Phép Thánh Thể. Những lời quan trọng của Đức Giêsu về Phép Thánh Thể rất minh bạch không thể gây ngộ nhận, được phán ra qua bài tin mừng nầy (x. Ga 51-58).

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Maria, Thầy Dạy Đức Tin




Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Lời Chúa: Kh: 11,19a;12,1-6a.10ab; 1Cr: 15,20-27; Lc: 1,39-56



MARIA, THẦY DẠY ĐỨC TIN


Trong một đan viện nọ, có hai tu sỹ ngồi đàm đạo để cùng giúp nhau thăng tiến về đời sống thiêng liêng. Họ mở Kinh Thánh ra và cùng nhau chia sẻ. Đoạn Kinh Thánh được đọc lên, trích trong Tin mừng Luca chương 15, nói về dụ ngôn đứa con hoang đàng. Câu chuyên khá dài với nhiều tình tiết. Gấp sách lại, cả hai thinh lặng cầu nguyện và trao đổi. Một đan sĩ lên tiếng “Tôi không hiểu tại sao thằng bé này lại bỏ nhà đi hoang. Nó có một gia đình khá đầy đủ về vật chất. Hơn nữa, nó còn có một ông bố yêu thương nó hết lòng. Vậy tại sao nó lại thoát ly gia đình ?”. Suy nghĩ một lát, vị đan sĩ kia lên tiếng “Đứa bé này bỏ nhà đi bụi, vì trong ngôi nhà ấy vẫn vắng bóng một người mẹ”.
May mắn, chúng ta có một người Mẹ tuyệt vời là chính Đức Maria. Người vừa là hiền mẫu, vửa là Thầy dạy đức tin và cũng là đấng phù trợ chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin trần thế. Mừng lễ Mẹ lên trời hôm nay, Giáo hội cũng nhắc nhớ chúng ta hướng về người mẹ thiêng liêng và tuyệt diệu này. Đồng thời, chúng ta cũng nhìn về Đức Maria như là khuôn mẫu đức tin để noi theo.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN Trực Thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam




UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Trực Thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam





I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH
 1. Định hướng thành lập
      Uỷ ban Giáo lý Đức tin (UBGLĐT), trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN), được thành lập dựa vào Giáo Luật điều 775, § 3,  theo Chỉ Dẫn Tổng Quát Việc Dạy Giáo Lý (số 269) của Bộ Giáo Sĩ ban hành ngày 15-08-1997, và Thư gởi các Chủ tịch HĐGM (số 4) ngày 11-12-1990 của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

ĐTC tiếp kiến chung 08.08.2018: Ngẫu tượng luôn nô lệ hóa con người

                   ĐTC tiếp kiến chung 08.08.2018: Ngẫu tượng luôn nô lệ hóa con người

 
 NGUỒN: Vietvatican.net
 GPKONTUM (10/08/2018) KONTUM

Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Cầu Cho Linh Hồn Cha Cố Tôma Nguyễn Văn Thượng

  Đức Cha Aloisiô Dâng Lễ Cầu Cho Linh Hồn Cha Cố Tôma Nguyễn Văn Thượng   18-04-2022 Hôm nay, Thứ Hai, ngày 18/4/2022, ngày thứ hai trong t...